ClockThứ Tư, 07/02/2018 14:11

Tiễn ông Táo về trời, nét văn hóa truyền thống

TTH - Dù dùng bếp ga, bếp điện song người dân xứ Huế vẫn giữ nét văn hóa truyền thống “đưa ông Táo về trời” vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Ở Cố đô Huế, vùng đất Địa Linh, xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) là nơi hiếm hoi còn sót lại nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa, phong tục của người Việt.

Người dân Địa Linh thực hiện công đoạn quét sơn

Dưới cơn mưa phùn, rét buốt của những ngày giáp tết, các hộ làm nghề ông Táo ở Địa Linh tất bật cho ra lò nhiều sản phẩm, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tập tục truyền thống của người dân Thừa Thiên Huế.

Trước khi đón tết cổ truyền hằng năm, người dân Việt nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng lại lo chuyện tiễn ông Táo về trời vào dịp 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch). Tập tục, tín ngưỡng này từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân.

Quan niệm của dân gian, thần Táo quân bao gồm ba vị (hai Táo ông và một Táo bà) có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, quyết định phước đức cho mỗi gia đình. Sau một năm đem lại sự may mắn, người dân tổ chức lễ tiễn đưa ông Táo cũ về trời, thay vào đó là ông Táo mới với bao niềm tin, hy vọng sự “phù trợ” một năm mới đời sống sung túc. Người dân thường chọn cho gia đình một bộ ông Táo thật đẹp, ưng ý để thờ cúng.

Ông Võ Văn Nam, một trong số hộ có hơn 30 năm kinh nghiệm làm ông Táo ở Địa Linh cho rằng, muốn có bức tượng ông Táo đẹp, người thợ phải biết chọn đất, thường lấy từ những vùng đất “sạch” không pha cát, ít lẫn tạp chất. Khuôn đúc ông Táo phải được chế tác từ gỗ lim.

Trong khoảng không gian hẹp, những người thợ đang chăm chú với công việc. Một người cho đất vào khuôn rồi nén xuống khúc gỗ phẳng, hai người còn lại nhào đất, quét sơn lên ông Táo. Sơn màu đỏ thẫm được pha chế loãng. Người làm phải đeo khẩu trang, dùng tay tì mạnh, cọ và quét đi quét lại nhiều lần để sơn thấm đều. Người lành nghề mỗi ngày có thể quét khoảng một ngàn ông Táo.

Do tính chất công việc chủ yếu phục vụ cho ngày tiễn ông Táo về trời nên trước Tết Nguyên đán, những lò nung ở Địa Linh luôn “rực lửa” nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Trước đây có trên 30 hộ ở vùng đất này làm nghề đúc tượng ông Táo, nhưng công việc nhọc nhằn, lấm bết cả ngày, ăn không đúng bữa, ngủ không đủ giấc; thêm vào đó đời sống ngày càng cao, người dân sử dụng bếp nấu bằng ga, bếp điện nên đến giờ ở vùng đất Địa Linh chỉ còn 4-5 gia đình gắn bó với nghề.

Theo ông Võ Văn Nam, những ông Táo sau khi cho ra khỏi lò nung sẽ được sắp vào từng hộp, mỗi hộp đựng 100 ông Táo. Từ tháng 4 hằng năm, các hộ phải đi gom rơm khô dự trữ để dịp này đưa ra lót ông Táo, tránh bị vỡ khi va chạm.

Số lượng sản phẩm làm ra cũng như tiêu thụ giờ đây tuy không còn lớn, mạnh như trước, nhưng các hộ ở Địa Linh bám trụ với nghề vẫn có nguồn thu nhập khá vào dịp cuối năm. “Thời điểm trước tết, mỗi hộ có thể thu nhập trên dưới 30 triệu đồng, đảm bảo trang trải chi phí đón tết cổ truyền sung túc”, ông Nam nói.

Bài, ảnh: Triều Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top