ClockThứ Năm, 28/05/2020 21:00

Tiếp nối di sản cung đình

TTH.VN - “Thay vì coi rằng đó là một di sản, hãy trao cơ hội để chúng tiếp tục sống thêm một lần nữa” - nhà thiết kế (NTK) trẻ La Quốc Bảo, người sáng lập thương hiệu thời trang BARO, đảm nhiệm sản xuất dự án "Annam Heritage" chia sẻ quan điểm của mình về những hoa văn cổ Triều đại nhà Nguyễn.

Kể chuyện thành phố di sảnVào Hoàng cung Huế thăm Tết xưa qua mộc bảnHoàng bào triều Nguyễn

Triển lãm kết hợp phục dựng Triều phục nhà Nguyễn tại Vietnamme Talk, Sài Gòn. (Trong hình là Converse Nhật bình "Chánh Hoàng" cùng bản phục dựng Phụng bào của Hoàng thái hậu triều Nguyễn 1900-1920)

Chắp cánh hội nhập

Thời gian gần đây, Di sản Huế đã có những bước chuyển mình để đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước thông qua những tác phẩm điện ảnh, âm nhạc. Giờ đây, những giá trị văn hóa ấy lại được chắp cánh để hội nhập cùng thời đại mới trong lĩnh vực thời trang qua dự án “Annam Heritage” của NTK trẻ La Quốc Bảo.

Dự án “Annam Heritage” là sự kết hợp độc đáo giữa hoa văn cổ bao gồm những hoa văn trên trang phục Nhật Bình, các trang phục của vua, thành viên hoàng tộc hay hoa văn trên các công trình cung cấm xưa cổ với đôi giày Converse hiện đại. Dự án được NTK trẻ khởi động vào ngày 20/7/2018 sau chuyến thăm quan di tích nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê tại Sa Đéc.

Ban đầu, La Quốc Bảo cho ra đời những tác phẩm đầu tiên với nguồn cảm hứng đến từ phẩm phục Nhật Bình. Nhớ về những bước đi đầu tiên, La Quốc Bảo chia sẻ: “Trước đó tôi đã lưu sẵn trong máy một tấm hình màu của Bà Chúa Nhất - Mỹ Lương trong lễ phục Nhật Bình, gần 3 năm có lẽ. Trên đường về, tôi cứ suy nghĩ về sự kết hợp kiến trúc Đông - Tây của nhà cổ đó và nảy sinh ý tưởng ráp thử hoa văn bộ Nhật Bình lên giày xem sao".

Sau hơn 4 ngày dựng và thử nghiệm, NTK bất ngờ hoàn thành thiết kế cuối cùng. Tuy mẫu đầu tiên được dựa trên bộ Nhật Bình của Bà Chúa phải là màu cam, thì Bảo làm màu đỏ. Lý do vì tấm ảnh lưu về bị sai màu, đồng thời lúc ấy mọi người vẫn còn bám vào các nghiên cứu từ trước cho rằng Công chúa phải dùng màu đỏ. Đây là một nhầm lẫn thú vị vì sau đó Bảo nhận ra áo Bà Chúa là cam. Từ đó, NKT đầu đào sâu tìm hiểu quy chế kĩ càng để đủ kiến thức mở rộng BST theo một hướng nghiêm túc.

Càng dấn sâu tìm hiểu về hoa văn cổ truyền, La Quốc Bảo càng cho ra đời nhiều tác phẩm hơn với những ứng dụng từ những hoa văn cổ khác cùng thời. Trong đó phải kể đến những tác phẩm tiêu biểu như thiết kế "Mành Rồng" được chiết hoa văn từ mành treo ở Thái Bình Lâu; tác phẩm "Xích" lấy cảm hứng từ cổ vật áo Triều phục Mệnh phụ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội, được thể hiện với phong cách mỹ thuật triều vua Thành Thái...

Những thiết kế của anh phần lớn hướng đến giới trẻ hoặc người có gu thời trang hiện đại nhưng thích âm hưởng truyền thống. Những tác phẩm này đã chứng minh tính ứng dụng cao của hoa văn truyền thống đồng thời góp phần giới thiệu, lồng ghép lịch sử triều Nguyễn (như Lễ nghi, Phẩm phục, về nguồn gốc cổ vật...) những giá trị mà NTK trẻ này dựa vào để lấy cảm hứng sáng tạo.

 

Đôi giày độc đáo với những họa tiết khác lạ

Trao cơ hội để chúng sống thêm lần nữa

Ngay khi ra mắt, BST này đã nhận được phản ứng tích cực cả trong và ngoài nước. "Mình là người Huế, rất yêu mỹ thuật Cố đô nên khi biết đến BST này liền đặt hàng ngay chứ không đắn đo nhiều, chấp nhận chờ 2 tháng và nhận tác phẩm vào ngay sinh nhật", một khách hàng ở Huế kể.

La Quốc Bảo trải lòng: “Lúc đầu tôi cũng làm BST này với tâm thế thử nghiệm kết hợp lịch sử, mỹ thuật cung đình và thời trang, không nghĩ sẽ được đón nhận nồng nhiệt đến vậy. Những phối màu đầu tiên được chia sẻ chóng mặt, mọi người đa phần vô cùng hứng thú và bắt đầu tìm hiểu hơn về lịch sử y trang triều Nguyễn. Tuy vẫn có các ý kiến trái chiều cho rằng đồ cung đình không được phép sử dụng tuỳ tiện, tôi lại lấy đó làm động lực để chứng minh rằng: "Khi ta không ứng dựng tinh hoa đời trước để lại mà cứ gói gém, cất giữ sẽ khó kích thích sự tò mò trong cộng đồng. Hãy trao cơ hội để chúng tiếp tục sống thêm lần nữa"!

Chia sẻ về việc quảng bá các BST này, La Quốc Bảo cho biết việc quảng bá đều đã được lên kế hoạch liên tục và phổ biến đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Bên cạnh đó, “Annam Heritage” cũng đã mang không khí Cố đô Huế đến với hai triển lãm gần đây là “Present from the past” tại Sydney, Úc và “Vietnamme Talk” tại Sài Gòn.

"Là người sáng lập BARO, với thế mạnh về thiết kế tuỳ chỉnh, Bảo có điềm đam mê bất tận với các loại hình nghệ thuật truyền thống và rất thành công trong việc quảng bá lễ phục triều Nguyễn qua hình thức thời trang mới lạ này." - Vietnam Centre, đơn vị tổ chức triển lãm “Present from the past”.

NTK trẻ cũng cho biết đang gấp rút hoàn thành những sản phẩm mới và lên kế hoạch mang Bộ sưu tập “Annam Heritage: Nhật Bình” đến triển lãm ngay trên chính mảnh đất Cố đô Huế.

La Quốc Bảo quê ở Rạch Giá, Kiên Giang, hiện đang là sinh viên năm thứ ba, ngành Thiết kế Kiến trúc, Đại học Monash, Melbourne, Úc. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chơi nhạc cổ và yêu thích các họa tiết dân gian, cung đình.

Bài, ảnh: Diệu Ánh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Return to top