ClockThứ Tư, 29/11/2023 11:29

“Tiếp sức” cho dàn nhạc Kèn Huế

TTH - Trở lại sau 75 năm vắng bóng, dàn nhạc Kèn Huế từng được kỳ vọng sẽ là một điểm sáng về văn hóa và âm nhạc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ giải thể.

Ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế

 Dàn nhạc Kèn Huế biểu diễn kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

Nan giải kinh phí hoạt động

Ngày 1/1/2021, CLB Dàn nhạc Kèn Huế chính thức làm lễ ra mắt tại Nhà Kèn Huế. Sau 75 năm vắng bóng, tiếng nhạc kèn hơi lại xuất hiện ở Huế. Theo ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, dàn nhạc Kèn Huế ra mắt gợi lại cho Huế những nét giá trị về lịch sử, giá trị về văn hóa đã mất đi từ lâu, đồng thời là bước đi quan trọng về văn hóa, góp phần vào xây dựng nên Huế - thành phố di sản.

Những ngày đầu thành lập, dàn nhạc Kèn Huế tổ chức biểu diễn định kỳ hàng tuần tại Nhà Kèn Huế. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh chia sẻ, theo định hướng ban đầu, dàn nhạc Kèn Huế sẽ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận theo tinh thần xã hội hóa. Dàn nhạc Kèn Huế bên cạnh việc biểu diễn hàng tuần tại Nhà Kèn cũng sẽ xuất hiện trong những lễ hội văn hóa, những sự kiện lớn của tỉnh nhà.

Dịch COVID-19 khiến hoạt động của dàn nhạc Kèn Huế phải tạm dừng một thời gian. Những tháng ngày dịch bệnh đó đã khiến cho dàn nhạc kèn gặp khó, khi cả đội không thể cùng tập với nhau được. Quan trọng hơn, tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế khiến dàn nhạc Kèn Huế gặp khó trong việc kêu gọi đầu tư. “Chỉ vừa ra mắt được một quãng thời gian thì dàn nhạc Kèn Huế đã phải đương đầu với đại dịch. Sau khi đại dịch COVID-19 qua đi, chúng tôi cũng trở lại hoạt động hàng tuần tại Nhà Kèn Huế. Tuy vẫn thu hút sự quan tâm của người dân và cả khách du lịch, nhưng dàn nhạc hiện gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí tài trợ để duy trì cho hoạt động của đội”, nhạc sĩ Lê Quang Vũ, Chủ nhiệm CLB Dàn nhạc cho biết.

Theo nhạc sĩ Lê Quang Vũ, sự thiếu hụt kinh phí khiến dàn nhạc Kèn Huế đã phải giảm thời gian biểu diễn xuống còn 2 buổi/tháng từ đầu năm 2023. Cùng với đó, chi phí cho âm thanh cũng là một bài toán nan giải khiến nhạc sĩ Lê Quang Vũ trăn trở: “Kinh phí của dàn nhạc Kèn Huế chỉ đủ duy trì hoạt động đến hết năm 2024, còn sau đó, chúng tôi chưa biết làm cách nào để tiếp tục duy trì hoạt động”.

Cống hiến vì nghệ thuật

Gặp nhiều khó khăn là thế, nhưng các thành viên của dàn nhạc Kèn Huế chưa bao giờ từ bỏ đam mê. “Mỗi buổi biểu diễn tại Nhà Kèn, chúng em nhận được 500 nghìn đồng từ quỹ hoạt động của đội. Mỗi tháng, chúng em chỉ nhận tiền công một triệu đồng cho cả quá trình tập luyện, biểu diễn. Tuy vậy, chúng em vẫn động viên nhau tiếp tục cố gắng luyện tập và biểu diễn, bởi nhìn thấy sự thích thú của những khán giả trong mỗi lần biểu diễn, và cảm giác tự hào khi được cống hiến cho văn nghệ, văn hóa quê hương là niềm vui mà chúng em rất trân trọng”, một thành viên của dàn nhạc Kèn Huế chia sẻ.

Nhiều thành viên trong đội tâm sự với nhạc sĩ Lê Quang Vũ rằng: “Thầy ơi, thầy hết tiền thì thầy cứ dạy tụi em, tụi em diễn không công cũng được, rồi mình bỏ thùng quyên góp để gây quỹ duy trì”. Tuy vậy, nếu không có hệ thống âm thanh, cũng rất khó để đưa tiếng kèn đến với mọi người. Nhưng cho dù có ra sao, tiếng kèn vẫn sẽ tiếp tục vang lên bên bờ sông Hương, để các nhạc công được sống cùng với đam mê, để cống hiến cho văn hóa, văn nghệ của Huế.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, dàn nhạc Kèn Huế lại tiếp tục biểu diễn nhân kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Trong dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới sắp đến, dàn nhạc Kèn Huế sẽ lại hòa nhịp với những giai điệu vui tươi quen thuộc để cầu chúc mọi người một Giáng sinh ấm áp và năm mới an lành.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ II: Tăng trùng tu và tăng sự kết nối

Cùng với việc trùng tu, thời gian qua UBND TP. Huế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối đưa các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở lữ hành khảo sát các nhà vườn nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh các sản phẩm du lịch nhà vườn Huế đặc trưng, hình thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ II Tăng trùng tu và tăng sự kết nối

TIN MỚI

Return to top