ClockThứ Hai, 13/11/2023 13:19

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

TTH - Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt ở Thừa Thiên Huế nói riêng đã chọn những dải đồng bằng ven sông để sinh tụ.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo

 Cô Trẩm Thủy - Tranh gương Huế

 

Từ những ảnh hưởng của Đạo giáo và Nho giáo Trung Hoa, cùng với tâm thức vạn vật hữu linh, cũng như nhiều vùng đất khác, người Huế thờ các thủy thần phổ biến, như: Long Vương (cai quản vùng rộng lớn sông, hồ, biển, ao, đầm…), Hà Bá (thần cai quản vùng sông), Đàm Công (thần cai quản ao, đầm), Tỉnh thần (thần Giếng), Chế tác ngư nghệ Tiên sư (thần nghề cá). Tuy nhiên, đến Huế, các thần trên đây đã được “địa phương hóa” với Thần hồ Tịnh Tâm trong Hoàng thành, thần Hà Bá phục vụ triều đình với vai trò cùng điếm canh giữ lối vào sông Ngự Hà và sẽ tránh cho đám binh lính những duyên cớ có thể đưa đến những hình phạt; nữ thần Đầm của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Bên cạnh các thủy thần “nội địa”, người Huế cũng có hệ thống hải thần rất phong phú với nhiều gốc tích khác nhau. Đó là Thần cửa biển Thuận An, Thần cửa biển Tư Dung được phối thờ cùng thần Hà Bá, thần Nam Hải Long Vương ở làng Thai Dương Hạ (cửa Thuận An), thần Rái Cá (Đông Nam Sát hải Lang Lại Nhị đại tướng quân) được thờ ở cửa biển Tư Hiền. Những hải thần có gốc tích “phi Việt” khác cũng được người Huế phụng thờ. Đó là thần Cá Voi (Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần), Thiên Y A Ngọc Diễn Phi, Thai Dương Phu Nhân và các bà “Giàng biển” được tiếp nhận của người Chăm; thần Thiên Phi/Thiên Hậu, thần Thái Giám Bạch Mã với sự pha trộn Đạo giáo - Phật giáo của những hải thương và lưu dân người Hoa.

Gắn với công cuộc mở mang bờ cõi, những trận thủy chiến của nhà Nguyễn với Đàng Ngoài, giữa nhà Nguyễn với Tây Sơn đã luôn cần đến những giúp đỡ, hy sinh của những con người sinh sống hay cầm quân trong môi trường sông nước. Tướng Chuyển vận sứ Nguyễn Phục bị chết oan trên cửa biển Tư Dung (Tư Hiền) dưới thời nhà Lê đã trở thành Phi vận tướng quân được thờ phụng khắp trời Nam. Bà họ Trần làng Bác Vọng có công giúp chúa Nguyễn Hoàng trong một trận thủy chiến đã trở thành Bà Tơ -  vừa là Quốc Tỷ của triều đình, vừa mang dáng dấp của một nhiên thần trong tôn danh Thánh Mẫu Nương Nương, được người dân địa phương phối thờ cùng hai vị Thủy thần khác là ông Dài, ông Cụt (Hai ông lớn/ Nhị vị Xích Lân) - những phúc thần của người đánh cá trên sông.

Một trường hợp xác lập thủy thần chính thức khá đặc biệt khác là việc tự phong Thánh của vua Đồng Khánh. Ông vừa dùng vương quyền để phong sắc cho các thần trong Tứ phủ, vừa tự nhận mình là con thứ của Long cung (Long cung thứ tử), đầu thai vào vào Bùi quý phi của Kiên Thái Vương để ra đời và hợp cùng Lục thánh để thành Âm Dương huynh đệ thất thánh nghĩa hội. Dĩ nhiên, là con thứ của Long Vương, vị thánh thứ Bảy này cùng với Đệ tam Giám sát tôn ông, Đệ tứ Thủy phủ tôn ông là những tôn ông thuộc Thủy phủ.

Hệ thống thủy thần ở Thừa Thiên Huế hết sức đa dạng. Sự đa dạng không chỉ về “quốc tịch” mà còn đa dạng về nguồn gốc tôn giáo - tín ngưỡng. Không những thế, mỗi vị thần cũng là sự tích hợp của nhiều lớp gốc tích, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Có những thần được biết đến khắp cả nước, có thần chỉ giới hạn ở quy mô vùng, hoặc chỉ phát xuất và thờ phụng trong phạm vi của Huế. Có thần thuộc về thế giới nước ngọt, có thần nước lợ, có thần nước mặn, có thần bao trùm trên khắp xứ. Gắn với với những thủy thần này là hệ thống các đền miếu, truyền thuyết, lễ hội, chuẩn mực ứng xử với thiên nhiên và xã hội, làm nên sự đa dạng và đặc trưng văn hóa của vùng đất.

Việc duy trì các thực hành tín ngưỡng thờ thủy thần, ở một ý nghĩa khác, là biểu hiện của ý thức chung sống hài hòa với một trong những vật chất nguyên thủy của thế giới. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng cực đoan gắn liền với nước, vấn nạn sử dụng nguồn nước bất hợp lý cũng như tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng báo động hiện nay.

Bài, ảnh: Nguyên Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

TIN MỚI

Return to top