ClockThứ Bảy, 22/04/2023 18:48

Tọa đàm sách viết về nữ quyền, gắn liền với Huế

TTH.VN - Nằm trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 năm 2023 diễn ra tại Quốc Tử Giám, chiều 22/4, NXB Phụ nữ đã tổ chức giao lưu, tọa đàm “Dư luận nữ quyền tại Huế xưa và nay”.

“Vai trò của chuyển đổi số đối với đổi mới, sáng tạo trong hoạt động xuất bản”Hợp tác phát triển Tủ sách HuếSôi nổi các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023Ngày tôn vinh văn hóa đọc

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham gia trao đổi tại tọa đàm và giới thiệu sách

Dịp này, NXB Phụ nữ cũng giới thiệu đến công chúng Tủ sách Phụ nữ tùng thư và hai cuốn sách liên quan đặc biệt đến Huế: “Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta” và “Dư luận nữ quyền tại Huế (1926-1929)”.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, cùng nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa và đông đảo bạn đọc tham dự.

“Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta” (Đoàn Anh Dương tuyển chọn, giới thiệu) gồm 4 phần bao gồm các bài báo trình bày quan điểm về vấn đề phụ nữ, các bài báo về Nữ công học hội do Đạm Phương sáng lập, các khảo cứu về vấn đề phụ nữ được in thành sách, và các sáng tác văn thơ với chủ đề phụ nữ.

Cuốn sách đã mang lại một cái nhìn tổng quan về những vấn đề thuộc nữ học, giúp phụ nữ thay đổi về nhận thức, điều chỉnh về hành vi khi xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ cận hiện đại. Những vấn đề Đạm Phương nữ sử đặt ra là những vấn đề giáo dục thiết thân đối với phụ nữ. Bà giảng giải cho phụ nữ từ việc trong nhà như: nấu ăn, nuôi dạy con cái, quán xuyến gia đình đến những việc ngoài xã hội... Những sáng tác văn chương của Đạm Phương nữ sử lồng ghép rất khéo những tư tưởng về vấn đề nữ học của bà, giúp mở rộng nhãn quan của phụ nữ bấy giờ về việc tự do kết hôn, giáo dục gia đình.

“Dư luận nữ quyền tại Huế (1926-1929) trên sách báo đương thời” là một công trình biên khảo, tư liệu được hai nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và Nguyễn Kim Hiền sưu tầm, khảo cứu và giới thiệu. Đọc cuốn sách này có thể thấy ngoài những giảng giải dễ hiểu về các quyền của đàn bà mà các cây bút vốn chuyển sang giọng tâm sự, tâm tình, gần gũi và áp vào đời sống vẫn quanh quẩn khuê phòng, nội gia, ta còn thấy được chút hóm hỉnh, thi vị của những tranh luận qua lại số báo này nối tiếp số báo khác. Tất cả đã tạo nên toàn cảnh giai đoạn đòi bình quyền đầy màu sắc Việt nữ đầu thế kỉ XX.

Về Tủ sách Phụ nữ tùng thư của NXB Phụ nữ là tủ sách công bố các công trình về vấn đề phụ nữ, hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ cũng như đấu tranh cho nữ quyền, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.

Tủ sách gồm các loại biên khảo, tư liệu tập hợp các tư liệu trên báo chí, các công trình, bài viết của các nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật, nhà hoạt động nữ quyền, ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Ngoài ra còn có hợp, tuyển, tinh tuyển tập hợp sáng tác của các tác gia nữ trong di sản văn chương Việt Nam thời trung đại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa do phụ nữ Việt Nam sáng tạo. Bên cạnh đó còn có loại nghiên cứu, dịch thuật các công trình kinh điển của thế giới đấu tranh cho sự nghiệp của phụ nữ, các lý thuyết và thực hành nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ, các vấn đề về giới và nữ quyền.

Đại diện NXB Phụ nữ cho hay, thông qua Tủ sách Phụ nữ tùng thư, đơn vị mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về các vấn đề Giới và Phát triển; về vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay trên mọi phương diện chính trị - văn hóa - xã hội - kinh tế. Từ đó góp phần xây dựng xã hội Việt Nam phát triển hài hòa, bền vững.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội

Trên cơ sở hồ sơ Đề án, Báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của Thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội
Khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương:
Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Ngày 4/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 844 công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Sưu tầm tư liệu di sản Huế từ Pháp

Trân quý những tấm lòng hướng về di sản văn hóa Huế, Báo Thừa Thiên Huế kỳ này trân trọng giới thiệu những hình ảnh của tác giả Nguyễn Phúc Bảo Minh

Sưu tầm tư liệu di sản Huế từ Pháp
Nhộn nhịp sắc màu khu phố “chợ đầu lân”

TP. Huế những ngày cận kề tết Trung thu rộn ràng sắc màu. Hàng trăm đầu lân cùng những phụ kiện, đạo cụ đa dạng màu sắc được treo bán dọc theo tuyến phố cuốn hút người mua lẫn người qua lại.

Nhộn nhịp sắc màu khu phố “chợ đầu lân”

TIN MỚI

Return to top