ClockThứ Ba, 18/06/2024 16:30

Tôn vinh giá trị gia đình

TTH.VN - Hội thi “Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024” với sự tham gia của 8 đội thi đến từ các huyện, thị xã, TP. Huế diễn ra ngày 18/6 tại TP. Huế.

Tôn vinh giá trị gia đình Việt NamLoanh quanh chuyện tiền mừng tuổiỨng xử văn hóa khi tham gia giao thôngHơn 200 học sinh vẽ tranh hưởng ứng Ngày gia đình Việt NamPhát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023

Một đội thi tranh tài tại hội thi 

Hội thi do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức nhằm hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình” và kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024).

Đến với hội thi năm nay có 8 đội thi đại diện cho các huyện, thị xã và thành phố gồm: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và TP. Huế. Các đội tham gia tranh tài ở 3 nội dung: Chào hỏi, kiến thức và xử lý tình huống. Bằng các tiểu phẩm, tiết mục múa, hát, hò vè..., chuyển tải những thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, kiến thức và kỹ năng về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…

Theo ban tổ chức, hội thi đã góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình và cộng đồng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các ngành, các cấp, gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm lo xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Return to top