ClockThứ Năm, 15/08/2019 13:15

Tránh để di tích Huế “rớt hạng” vì bảo tồn, trùng tu – bài 2: Nguồn lực thiếu về mọi mặt

TTH - Bảo tồn, tu bổ di tích là lĩnh vực mới mẻ. Thực tế ở Thừa Thiên Huế cho thấy, nhiệm vụ bảo đảm tính toàn vẹn của Quần thể Di tích Cố đô Huế rất khó khăn, nhất là về cứ liệu khoa học, nguồn nhân lực “làm được nghề” và nguồn lực tài chính xứng đáng.

Tránh để di tích Huế “rớt hạng” vì bảo tồn, trùng tu - Bài 1: “Vết sẹo” Hộ thành hào

Lối vào Ngự uyển Thiệu Phương

So sánh mà lo

Ngày 16/2/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Đây là nơi sinh hoạt và làm việc của vua Khải Định và Bảo Đại. Dự kiến, điện Kiến Trung nguyên xưa đồ sộ, nay chỉ còn nền móng này, Thừa Thiên Huế mất khoảng 10 năm để phục hồi. Quá trình này kéo dài từ nghiên cứu tư liệu, xác định giá trị cốt lõi của di tích đến thi công. Về kinh phí, Thừa Thiên Huế chỉ có thể huy động được số tiền 5,5 triệu USD từ nhiều nguồn lực.

Dự án điện Kiến Trung khiến nhiều người liên tưởng đến việc trùng tu và tôn tạo di tích Nara, kinh đô Nhật Bản vào năm 710. Để nghiên cứu và bảo tồn di chỉ cung điện Nara, từ năm 1952, Nhật Bản thành lập Viện Nghiên cứu Quốc gia về Tài sản Văn hóa ở Nara. Đây là nơi làm việc của hàng trăm chuyên gia và kỹ thuật viên. Có đội ngũ hùng hậu, nhưng người Nhật vẫn mất đến 30 năm để trùng tu di tích Chu Tước Môn - một công trình quan trọng của cung điện Nara, quy mô tương đương với Ngọ Môn. Về kinh phí, người Nhật đầu tư hơn 20 triệu USD để phục hồi di tích này. Một phép tính so sánh khiến không ít người chạnh lòng.

Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung - đơn vị thi công tu bổ, tôn tạo bờ kè Hộ thành hào, cũng đồng thời là một trong những đơn vị liên doanh thi công dự án điện Kiến Trung, rõ ràng phải có giải pháp rút kinh nghiệm, chấn chỉnh như thế nào để không xảy ra một “kè Hộ thành hào thứ hai”. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng cần phải có những giải pháp phù hợp hơn, để đảm bảo thực hiện tốt hơn vai trò của đơn vị quản lý Nhà nước.

Nơi mai kia điện Kiến Trung sẽ được thấy lại hình hài

Khi việc thi công hạng mục tu bổ, tôn tạo bờ kè Hộ thành hào mặt Nam Kinh thành Huế bị yêu cầu dừng thi công, nhiều câu hỏi về năng lực tư vấn, thẩm định, thi công và giám sát… được đặt ra. Chưa bàn đến mức độ đúng sai, thiệt hại rõ trước mắt là di tích bị tác động tiêu cực, uy tín địa phương trong lĩnh vực bảo tồn di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhìn đâu cũng khó

Việc trùng tu khôi phục Kiến Trung có ý nghĩa rất lớn, là “đề bài” để Thừa Thiên Huế khẳng định năng lực trùng tu, bảo tồn di sản của kiến trúc cung đình Huế. Đồng thời, mở ra những triển vọng mới trong việc phục hồi những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Quần thể di tích Cố đô Huế đã bị hủy hoại.

Trung tâm Triển khai Công nghệ Xây dựng miền Trung là một trong những đối tác trực tiếp của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Về nguồn nhân lực trong bảo tồn và trùng tu, TS. Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Trung tâm Triển khai Công nghệ Xây dựng miền Trung cho rằng, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng lại chưa có sự quan tâm. Công tác bảo tồn di tích cực kỳ nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi có kiến thức chuyên môn sâu. Việt Nam lại chưa có trường dạy chuyên về lĩnh vực này.

“Tất cả nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này được đào tạo từ các ngành có liên quan, như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, mỹ thuật… và tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn. Rõ ràng, đối với một nguồn nhân lực chỉ được tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thông qua các dự án trùng tu kết hợp chuyển giao kỹ thuật, thì không thể tạo ra kết quả cuối cùng tốt nhất cho di tích. Công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản cho lĩnh vực này phải đặt ra càng sớm càng tốt”, TS. Nguyễn Tiến Bình nói.

Ở Quần thể Di tích Cố đô Huế, các công trình tu bổ, bảo quản được thực hiện theo quy trình: Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu; điều tra thám sát, khảo cổ học di tích; thám sát các công trình; khảo sát hiện trạng; áp dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu truyền thống và nghệ thuật truyền thống; ứng dụng khoa học công nghệ vào những giải pháp gia cường; báo cáo trước hội đồng khoa học; xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Với mỗi bước trong quy trình ấy, nhân lực của Thừa Thiên Huế có đáp ứng?

PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, cả nhân lực và tài lực của chúng ta đều chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Di sản văn hóa và các Công ước Quốc tế. “So với các địa phương khác, nguồn nhân lực của Thừa Thiên Huế có vẻ mạnh hơn do được cọ xát, học hỏi nhiều từ kỹ thuật của người Nhật, Đức, Ba Lan… thông qua các dự án hợp tác quốc tế. Nhưng về cơ bản, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nguồn lực cân đối cho các địa phương rất ít nên Thừa Thiên Huế nói riêng và các địa phương nói chung, sẽ rất khó để thực thi nhiệm vụ bảo tồn, trùng tu di tích một cách bài bản, đúng yêu cầu”, ông Bài phân tích.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

Bài 3:  Vì sự phát triển bền vững

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top