ClockThứ Tư, 06/04/2022 19:59

“Tủ sách Huế” hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng

TTH.VN - Phấn đấu giai đoạn 2022-2025 xuất bản được từ 20 đến 30 ấn phẩm được in và gắn Logo Tủ sách Huế; hình thành Tủ sách Huế điện tử (App Tủ sách Huế) và cập nhật nội dung trong các ấn phẩm của Tủ sách Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng Tủ sách về Huế cho trẻ em làng SOSLan tỏa văn hóa đọcHội sách bên bờ sông Hương

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa giới thiệu trong buổi ra mắt tạp chí Nghiên Cứu Huế. Đây được xem là bộ sách có giá trị được đề nghị đưa vào Tủ sách Huế

Đó là một trong những mục tiêu mà đền án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025 vừa được UBND tỉnh ban hành. Theo đó, đề án hướng tới nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế, con người Huế, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh để góp phần hình thành nên tầm vóc con người Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống và di sản.

Theo đó, trong năm 2022, sẽ triển khai cập nhật danh mục đưa vào tuyển chọn Tủ sách Huế. Đăng ký bản quyền nhãn hiệu và nhận diện Logo “Tủ sách Huế”. Nghiên cứu đề xuất xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong cộng đồng: trạm đọc sách miễn phí, điểm sách, đường sách. Ngoài ra, xây dựng khung giá sách, triển khai định giá các ấn phẩm đã xuất bản thuộc “Tủ sách Huế” đối với sách không thuộc đặt hàng của nhà nước. Tuyển chọn và xuất bản từ 3 đến 5 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế, xây dựng Quỹ Phát triển Tủ sách Huế, hình thành không gian Tủ sách Huế trong hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh và thí điểm mô hình Tủ sách Huế trong các trường đại học và 10 trường THPT.

Với năm 2023, đề án tuyển chọn và xuất bản từ 5 đến 8 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng App Tủ sách Huế, cập nhật nội dung và khai thác, quản lý hoạt động App Tủ sách Huế. Hình thành không gian Tủ sách Huế trong hệ thống thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học địa bàn tỉnh. Nhân rộng mô hình Tủ sách Huế trong các trường ĐH, CĐ và trường THPT trên địa bàn tỉnh. Triển khai xây dựng: trạm đọc sách miễn phí, điểm sách, đường sách.

Năm 2024, tuyển chọn và xuất bản từ 7 đến 10 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Nhân rộng mô hình Tủ sách Huế cho tất cả các trường phổ thông và đến năm 2025 sẽ tuyển chọn và xuất bản từ 5 đến 8 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Bổ sung đầy đủ nội dung Ấn phầm Tủ sách Huế vào App Tủ sách Huế, các không gian Tủ sách Huế đã thực hiện từ năm 2022-2025.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa

Đó là nhận định được rất nhiều đại biểu đồng tình đưa ra tại buổi tọa đàm “Hành trình phát triển Tủ sách Huế và công tác xã hội hóa, xuất bản các ẩn phẩm Tủ sách Huế giai đoạn 2024-2030”, diễn ra ngày 28/8 tại TP. Huế.

Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa

TIN MỚI

Return to top