ClockThứ Hai, 27/01/2020 16:48

Văn hóa lì xì trước nỗi lo biến tướng

TTH.VN - Lì xì hay còn được gọi mừng tuổi vào dịp Tết Nguyên đán đã trở thành một phần văn hóa của người Việt, như một lời chúc, biểu tượng cầu chúc mọi sự may mắn, bình an, hạnh phúc… Thế nhưng văn hóa lì xì giữa cuộc sống hiện đại, phát triển đang đứng trước nỗi lo dần bị biến tướng.

Sẻ chia cùng những phận đời cơ cựcLì xì tết cho người mưu sinh trong đêmBao lì xì "style"Lì xì bằng sách

Thông qua việc lì xì đầu năm người ta ước nguyện, cầu mong chúc phúc thọ cho người già, chúc mong ăn chóng lớn và thành tài với người trẻ. Tuy nhiên, trước thực tế hiện này, việc lì xì cũng đang dần bị lợi dụng, biến tướng

Những điều ước nguyện thông qua tục lì xì giờ đây đang khiến nhiều người ám ảnh. Không người ít đã dở khóc dở cười khi bị “chê”… không biết lì xì, hoặc lì xì… gì mà ít vậy! Nhưng đổi lại, một số gia đình vẫn đang giữ vẹn nguyên của tục truyền thống này như một cách giữ tết.

“Phong bì đẹp… sao ít vậy”

Năm mới, đến nhà một người bạn thân chơi, anh T. (40 tuổi, TP. Huế) gặp hai đứa nhỏ con bạn và nhiều đứa nhỏ khác cùng ở trong nhà bạn mình. Đã chuẩn bị trước tiền lì xì bỏ trong phong bao đỏ rất đẹp, anh T. theo quán tính rút ra để lì xì toàn bộ các cháu trước khi ngồi vào bàn để trò chuyện với gia chủ. Ấy vậy mà chưa kịp ngồi, một đứa nhỏ ngay sau khi nhận phong bao lì xì, liền mở ra xem và nói lớn: “Cái phong bì đẹp quá, răng tiền ít rứa, có 20.000 à”. Mấy đứa nhỏ cạnh đó cũng ồ lên trong khi ba mẹ các em ú ớ và đuổi vội vào trong phòng cho qua chuyện.

“Tôi không biết nói sao vào lúc đó. Không thể trách các em vì các em còn quá nhỏ, nhưng vì đâu nên nỗi như thế…”, anh T. nói với giọng thở dài. Anh nghĩ, chuyện lì xì là văn hóa truyền thống, ít nhiều không quan trọng nhưng thông qua đó người lì xì muốn gửi những điều may mắn, an lành nhất cho người được nhận, nhất là trẻ con và người lớn tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây anh gặp rất nhiều tình huống như vậy và có cảm giác mọi thứ thay đổi, trong đó có cả văn hóa… tiêu cực. Anh nói: “Đã đến lúc các bậc phụ huynh phải nhìn nhận lại vấn đề này, để giúp con trẻ hiểu được giá trị của văn hóa lì xì chứ không phải để các cháu hiểu mệnh giá của lì xì”.

Còn với chị Nguyễn Thu Hoài (32 tuổi, TP. Huế), mỗi lần đến tết chị rất ngại và phân vân nên chuẩn bị phong bao lì xì sao cho phù hợp. “Có những đứa trẻ rất vui khi nhận lì xì dù ít, dù nhiều. Nhưng có những đứa nó mở ra xem ngay và chê ít ngay trước mặt mình. Thậm chí, đòi đổi tiền có mệnh giá lớn hơn”, chị Hoài ngán ngẩm.

Không riêng gì con nhỏ mà ngay cả người lớn cũng nhìn nhận không đúng về tục lì xì. Chị kể, có lần chị đến chúc tết cụ già hàng xóm và lì xì cụ với lời chúc sức khỏe, sống thọ. “Mình bỏ số tiền tượng trưng cho có. Thế mà khi mình vừa ra khỏi cửa, con cụ mở ra xem và nói lớn “chi mà ít rứa” khiến mình giật mình”, chị Hoài nhớ lại và ám ảnh về chuyện lì xì từ nhiều năm nay.

“Trách nhiệm thuộc về người lớn”

Ở một góc độ khác, nhiều người cho rằng, việc dạy con cách nhận tiền lì xì rất quan trọng, và vai trò lớn nhất thuộc về người lớn, thuộc về các bậc làm cha làm mẹ. “Tôi đã dặn con rất kỹ trong việc này. Những lần đầu con giận tui sao không có quyền đòi được lì xì. Nhưng rồi, tôi từ từ khuyên và kể cho con nghe ý nghĩa. Có thì tốt, không có cũng không sao. Và mệnh giá cũng không quan trọng, bởi nó chỉ mang tính tượng trưng mà người lì xì muốn nhắn gửi những may mắn bình an đến cho con trong năm mới. Đừng bao giờ suy nghĩ phải nhiều tiền, gặp ai cũng đòi lì xì, và không được phân biệt mệnh giá” – anh Nguyễn Trường Cửu (một giáo viên cấp 2, TP. Huế) chia sẻ. Tuy nhiên cũng theo anh Cửu, do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, có nhiều người coi trọng mệnh giá đồng tiền, làm hỏng các em bé, làm các em cũng coi trọng đồng tiền.

Bàn về vấn đề này vào những ngày đầu năm mới Canh Tý, TS Trần Đình Hằng, Trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Huế cho biết, bản thân lì xì chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Thông qua tục này, người ta ước nguyện, cầu mong chúc phúc thọ cho người già, chúc mong ăn chóng lớn và thành tài với người trẻ. Cũng như mong ước trọn vẹn trong ngày đầu năm. Lì xì mang tính tượng trưng, biểu tượng và không chú trọng đến chuyện số lượng.

Thế nhưng, giữa cuộc sống ngày nay, người ta xem tết nhưng một cơ hội để trả ơn nghĩa trong giao dịch xã hội, làm cho cái tết trở nên khiến nhiều người lo lắng, mệt mỏi. Lì xì cũng dần bị biến tướng và đó là câu chuyện khó nói.

Vị TS dẫn giải, quà tặng - bản thân của nó nếu mình tới với nhau tặng nhau bằng một món quà đó là điều đán trân trọng, nhưng khi người ta mượn câu chuyện đó để làm việc khác thì chuyện rất khó để kiểm soát.

Tương tự lì xì cũng như thế. Khi mở ra một phong bì lượng tiền lớn chính tụi nhỏ đập vào đầu nó một suy nghĩ tính chất thực dụng, mất đi ý nghĩa nhân văn của lì xì. Về lâu dài, lặp đi lặp lại thì người lớn sẽ “khóc, cười” theo các con nhỏ. “Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ, thái độ ứng xử các em nhỏ. Và người lớn phải cẩn thận. Trách nhiệm thuộc về người lớn”, TS. Hằng khẳng định.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách

TIN MỚI

Return to top