ClockThứ Bảy, 29/10/2022 14:40

Xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích đưa cổ vật hồi hương

Dự kiến ngày 31/10 tới, một hãng đấu giá có trụ sở tại Paris (Pháp) sẽ tiến hành đấu giá 329 cổ vật, trong đó hai cổ vật được cho là của nhà Nguyễn (Việt Nam), gồm một ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) và một bát vàng triều Khải Định (1917-1925). Thông tin trên đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và dư luận.

Hai cổ vật quý nhà Nguyễn lên sàn đấu giá PhápViệt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCODi sản văn hóa triều Nguyễn: Còn mãi với thời gian

Hình ảnh ấn vàng của triều Minh Mạng trên trang web đấu giá của hãng Millon.

Ngay sau khi nắm được thông tin về việc đấu giá hai cổ vật trên, mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao đề nghị nhanh chóng tìm hiểu và đề xuất phương án phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế để “hồi hương” hai cổ vật

Sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước. Bởi kim ấn “Hoàng đế chi bảo” không chỉ là một vật chứng đặc biệt, hiện diện trong các hoạt động công quyền, chính sự của nhà Nguyễn trong suốt một thời gian dài mà còn có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa dân tộc. Do vậy, việc đưa cổ vật này hồi hương là cần thiết.

Thời gian qua vấn đề hồi hương cổ vật nhận được nhiều sự quan tâm, bàn thảo, cũng như các ý kiến đề xuất, kiến nghị từ các nhà khoa học, chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu cũng như giới sưu tầm. Bởi lẽ dù xuất hiện ở những giai đoạn lịch sử khác nhau song trải qua những biến thiên, thăng trầm của thời gian, mỗi cổ vật còn tồn tại đến ngày hôm nay đều mang những giá trị hết sức quý giá.

Qua đó có thể giúp cho hậu thế tái hiện quá khứ, hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử của dân tộc qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, không ít cổ vật có giá trị đang lưu lạc tại nhiều quốc gia, nằm trong các bảo tàng hoặc thuộc về các bộ sưu tập của tư nhân, xuất hiện trong các phiên đấu giá với mức giá có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.

Hiện nay, việc tìm kiếm, kết nối, đưa cổ vật về nước đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cả về cơ chế, chính sách cũng như nguồn lực tài chính. Chính vì vậy, rất cần sớm hoạch định chủ trương, sách lược tổng thể về vấn đề này.

Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta không có đủ nguồn lực để đặt ra mục tiêu hồi hương tất cả các cổ vật. Thay vào đó, nên lựa chọn những cổ vật có giá trị và ý nghĩa thật sự nổi trội, đặc sắc của từng thời kỳ. Vai trò chủ đạo trong công tác này thuộc về các cơ quan chức năng, song không thể thiếu sự chung tay, hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, những người tâm huyết với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sưu tập cùng tham gia, có thể xem xét miễn, giảm thuế, đơn giản thủ tục nhập khẩu với cổ vật. Thực tế, các đơn vị công lập như bảo tàng rất khó có đủ tiềm lực để theo đuổi, tham gia đấu giá hay tổ chức kiếm tìm cổ vật đang lưu lạc trên thế giới. Nhưng nếu chúng ta biết huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia thì chắc chắn hiệu quả thu về là không nhỏ.

Đơn cử như hồi tháng 4/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận hai cổ vật triều Nguyễn do một doanh nghiệp hiến tặng sau khi thắng đấu giá ở nước ngoài, gồm một mũ quan và một áo Nhật Bình với tổng trị giá xấp xỉ 21 tỷ đồng.

Thời gian qua, một số địa phương đã tiếp nhận những tấm lòng hảo tâm từ các tổ chức, cá nhân, nhờ vậy nhiều cổ vật có giá trị được hiện diện trong các bảo tàng và giới thiệu tới đông đảo người dân. Hành trình ý nghĩa ấy rất cần được tiếp nối và nhân rộng, góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản của cha ông đến các thế hệ mai sau.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Những điểm mới về chính sách lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2024

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024 có những quy định mới sẽ tác động đến nhiều cao tuổi với quan điểm mở rộng lưới an sinh xã hội. Đáng chú ý là người lao động chưa đóng đủ 15 năm BHXH để nhận lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ quỹ BHXH với mức thấp nhất là 500.000 đồng và hưởng BHYT miễn phí.

Những điểm mới về chính sách lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi 2024
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8

Trong tháng 8/2024, có nhiều chính sách mới quan trọng ảnh hưởng lớn đến người dân cả nước như các nghị định quy định về giá đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8
KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công

Để tri ân, đền đáp công lao to lớn đối với những người có công với cách mạng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người có công và thân nhân của họ. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” luôn được các thế hệ tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức và nghĩa cử cao đẹp.

Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công

TIN MỚI

Return to top