ClockThứ Bảy, 25/05/2019 10:47

Từ quản lý đô thị đến hành xử văn hóa

TTH - Hàng ngày, ra đường, bạn và tôi, chúng ta vẫn còn gặp những hành động “kém duyên” như một số bạn gái ăn mặc hở hang, phản cảm.

Xử lý gần 3.300 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thịKý kết quy chế phối hợp quản lý trật tự đô thị và vệ sinh môi trườngNgười dân là chủ thể xây dựng đô thị thông minh

Gần đây Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh (IOC) đi vào hoạt động bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan, kịp thời trong việc xử phạt những hành vi vi phạm, gian lận trong buôn bán hàng hoá cho du khách cũng như rải vàng mã xuống sông Hương. Dù chỉ là việc làm nhỏ mang tính chất cá nhân nhưng nếu không xử lý kịp thời, những hành vi vi phạm đó sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch Huế và nhất là thái độ, cách ứng xử của người dân với dòng sông di sản, với du khách khi mà tâm lý chặt chém, ăn xổi vẫn còn khá phổ biến.

Rõ ràng, những vụ việc vừa được phát hiện và xử lý vừa qua chỉ là phần nổi trong tảng băng. Hàng ngày, hàng giờ, đâu đó vẫn còn rất nhiều sự việc, hiện tượng chưa được kịp thời phản ánh, chưa được cơ quan chức năng nhìn, nghe thấy và hẳn nhiên là chưa được xử lý rốt ráo. Ví dụ như chuyện các thuyền đánh cá cập bến bán cho người đi bộ vào lúc sáng sớm trên cầu gỗ lim. Hình ảnh này quả thật không đẹp và không tương xứng với một điểm đến mới gần đây của Huế được du khách hết lời khen ngợi. Hay như những hình ảnh phản cảm khác mà chúng tôi đã từng đề cập là một bộ phận người dân thiếu ý thức đi vệ sinh ở công viên, bờ sông, dù cách đó vài bước chân đã có nhà vệ sinh công cộng được đầu tư sạch sẽ.

Hàng ngày, ra đường, bạn và tôi, chúng ta vẫn còn gặp những hành động “kém duyên” như một số bạn gái ăn mặc hở hang, phản cảm.  Kể cả một số khu vực, địa điểm cần sự trang nghiêm, lịch sự như chùa chiền, đền thờ, di tích... vẫn còn một số người ăn mặc chưa lịch sự, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Huế; các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm; kể cả việc cò mồi, níu kéo du khách sử dụng các dịch vụ xích lô, khách sạn, du thuyền trên sông, mua bán hàng lưu niệm, xả rác bừa bãi… vẫn còn tồn tại ở một vài điểm dù đã được chính quyền sở tại nhắc nhở.

Việc thành lập IOC để tiếp nhận thông tin nhằm loại những hành vi xấu, kém văn hóa... là cần thiết. Quản lý đô thị cũng bao gồm quản lý tổng quát các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Hơn nữa, khi có thông tin, hình ảnh, clip làm bằng chứng thì việc xử phạt càng thuận tiện hơn. Nhưng trên hết, đó cũng là cách giúp người dân điều chỉnh hành động, hành vi của mình để ứng xử có văn hóa, văn minh hơn trong cuộc sống… Khi con người ứng xử với nhau có văn hóa hơn, văn minh hơn, môi trường sống, môi trường du lịch sẽ được cải thiện và hẳn nhiên là môi trường đô thị cũng như chất lượng sống sẽ được cải thiện một cách tích cực.

TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top