ClockChủ Nhật, 08/09/2019 07:03

Ca Huế đi vô trường học

TTH - Không quá nổi tiếng và làm thổn thức bao tâm hồn Việt như bài văn “Tôi đi học” của nhà văn xứ Huế - Thanh Tịnh, nhưng đọng lại trong nhiều thế hệ học trò hôm nay là tình cảm sâu lắng và âm hưởng dạt dào của “Ca Huế trên sông Hương”, bút ký của Hà Ánh Minh.

Ca Huế tham gia Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể

Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” đăng trên Tạp chí Người Hà Nội, sau đó đã được chọn làm bài văn mẫu đưa vô sách ngữ văn lớp 7, được xem là cảm nhận và những lắng đọng của một “lữ khách thích giang hồ” lần đầu thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương. Tôi nghĩ, nhiều người sẽ hiểu, yêu thương và trân trọng ca Huế hơn khi đọc bài bút ký với những hình ảnh thật lắng đọng, kiểu như “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc” mà Hà Ánh Minh dày công mô tả.

Cũng không phải ngẫu nhiên ca Huế được vinh danh, được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng. Ca Huế là tâm hồn Cố đô, được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kỹ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. Nghe ca Huế đã và đang trở thành thú giải trí của người dân xứ Huế, đồng thời là món quà tiếp đón cho những ai đến thăm Cố đô.

Nếu chọn một điểm nhấn văn hóa trong năm 2019, tôi sẽ chọn việc đưa di sản ca Huế vào trường học, một chương trình mới đang trong giai đoạn khởi đầu nhưng đầy hứa hẹn, được hình thành từ sự phối hợp giữa Sở Văn hóa Thể thao với Sở Giáo dục và Đào tạo. Chương trình có hai nội dung, gồm tập huấn ca Huế cho giáo viên âm nhạc và hát ca Huế cho học sinh theo hình thức câu lạc bộ ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Huế. Chương trình đưa ca Huế vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh tập hát ca Huế mà còn giúp học sinh nhận ra những giá trị nhân văn ẩn chứa trong nội dung từng bài bản. Từ đó, giúp các em biết trân trọng, yêu quý di sản ca Huế, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ca Huế.

Khi mà những giá trị văn hóa lớn lao được khẳng định thì đưa ca Huế vào trường học, một chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế được xem là cách bảo tồn và phát huy bản sắc cùng những giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc này.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Return to top