ClockThứ Hai, 07/12/2020 19:15

Lời tự tình của TS.Nguyễn Thanh Tùng với quê nhà

TTH.VN - Gia đình TS.Nguyễn Thanh Tùng đã có chuyến trở về quê hương bằng đêm nhạc gia đình mang tên “Huế thu nhỏ giữa lòng Cố đô”. Đêm nhạc mở đầu cho chuỗi chương trình hỗ trợ giáo dục và doanh nghiệp của TS.Tùng tại Huế, từ 6-13/12.

TS Nguyễn Thanh Tùng cùng ba và mẹ biểu diễn tại đêm nhạc 

Trong tiết trời cuối đông rất lạnh, đêm nhạc thật ấm, với sự có mặt của bạn bè thân hữu-những người đã gắn bó kỷ niệm với gia đình TS.Nguyễn Thanh Tùng.  

Có người từ A Lưới nghe tin, vượt quãng đường hơn 70 cây số. Có cô giáo ở Biên Hòa, ghé Huế vì công chuyện cũng đã đến. Có thầy giáo dạy học bên kia phá Tam Giang cùng gia đình lên thành phố nghe đêm nhạc của thầy Tùng…

Đó còn là sự hội ngộ ấm áp của những giọng ca-những người bạn-cô giáo Lương Hương Lan đến từ Trường tiểu học Phú Hồ-nơi TS. Tùng đã học thời thơ bé; doanh nhân Trần Minh Đức-người bạn Huế lâu năm của ông cùng sự đồng hành của nhà tổ chức sự kiện Nguyễn Lan Vi; Nhóm GHN-Huế (Cộng đồng sống tử tế Huế) và Hội Doanh nhân Thừa Thiên Huế…

Với cây đàn ghi ta quen thuộc, người nghe được lắng đọng với những ca khúc do chính TS.Tùng sáng tác và thể hiện.

Cách đây vài tháng, TS.Tùng chia sẻ niềm vui: 24/38 ca khúc ông sáng tác đã dược đăng ký tác quyền. Và ông đã chọn Huế để lần đầu công bố 8/24 tác phẩm ấy (Lăng Kính, Vội, Tiền, Sống, 65 năm cuộc đời, Phú Hồ trường em, Huế Thu Nhỏ, Ước mơ), như một món quà đặc biệt dành tặng quê nhà.

Trải qua nhiều vị trí công tác trong và và ngoài nước, bằng những trải nghiệm sâu lắng, chân thành, mỗi ca khúc của ông với ca từ gần gũi, giàu tính chiêm nghiệm, là những thông điệp đẹp về tình yêu, gia đình, cuộc sống, hướng người nghe đến sự trong trẻo của những khát vọng đẹp đẽ.   

Về chủ đề đêm nhạc, TS.Tùng chia sẻ: “Bằng tình yêu với Huế, tôi đã dành nhiều thời gian hoàn thành công trình “Huế thu nhỏ” ở tư gia tại TP.Hồ Chí Minh. Nhiều năm qua, công trình đã phục vụ, giới thiệu, lan tỏa giá trị quần thể di tích cố đô Huế đến hàng triệu học sinh, sinh viên, giáo viên cả nước. Tôi cũng đã lấy bút danh “Huế Thu Nhỏ” cho các bản nhạc. Đêm nhạc này, vì thế, là sự trở về của “Huế Thu Nhỏ” trong lòng cố đô, như một lời tự tình với Huế bằng cả trái tim”.

 TS.Nguyễn Thanh Tùng biểu diễn ca khúc “Phú Hồ trường em” cùng cô giáo-ca sĩ Lương Hương Lan

Đêm nhạc thực sự đã lắng đọng với giọng ca đã ngoài 80 của nghệ sĩ Ngọc Dung-thân mẫu của TS.Nguyễn Thanh Tùng. Khoảnh khắc ấy khiến lòng người nghệ sĩ bồi hồi, về những ký ức với Huế.

Năm 1953, cô thôn nữ 15 tuổi ở xã Phú Hồ (Phú Vang) đã đứng trên sân khấu ở công viên Thương Bạc bên bờ sông Hương để dự một cuộc thi hát toàn tỉnh và đoạt giải nhất. Sự kiện ấy đã đưa bà đến với Đài phát Thanh Huế cách đây 67 năm.  

Người phụ nữ Huế ấy, bao năm cùng gia đình xa Huế, nay trở về, vẫn giữ nếp văn hóa Huế, từ giọng nói Huế, áo dài Huế và những ca khúc trữ tình da diết về Huế.

Đêm nhạc “Huế thu nhỏ trong lòng Cố đô” khép lại với nhiều cảm xúc khi TS.Nguyễn Thanh Tùng xuất hiện bên con trai, cùng bài hát “Ba kể con nghe”, như lời nhắn gửi về dòng chảy, sự tiếp nối văn hóa của một gia đình Huế ba thế hệ.  

Ngay sau đêm nhạc, từ 6-13/12, TS.Nguyễn Thanh Tùng sẽ thực hiện các chuyến đi đến A Lưới, Phong Điền, Hương Trà… để thực hiện những buổi nói chuyện về kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh, giáo dục giới tính… và trao học bổng “Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày” do ông sáng lập cho các em học sinh và giáo viên.

Trong quỹ thời gian ít ỏi vì bận rộn của mình, ông cũng dành 2 ngày (12-13/12) để nói chuyện với doanh nhân Huế về “Xây dựng hệ thống doanh nghiệp hiệu quả”.

Đó là những món qùa ấm áp mà TS. Tùng lặng lẽ dành cho Huế, cũng như nhiều năm qua, như một sự tri ân. 

TS.Nguyễn Thanh Tùng hiện là Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức KMi -TP. Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội chất lượng TP.  Hồ Chí Minh; Giảng viên thỉnh giảng các chương trình cao học tại Trung tâm đào tạo Pháp Việt CFVG, Đại học Pháp PUF, Viện quản trị công nghệ - Đại học FPT và chương trình đại học cho hơn 20 trường đại học trong nước. Ông hiện cũng là giảng viên chương trình CEO của Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Hội đồng Anh-British Council; Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp; Viện Công nghệ và Tài chính; CLB Doanh nghiệp Việt Nam; CLB Nhân sự Việt Nam; Hiệu trưởng Trường cao đẳng quốc tế Tuệ Đức vabis.

TS.Tùng còn được biết đến là tác giả công trình nổi tiếng “Huế thu nhỏ”, tái hiện quần thể di tích Cố đô Huế tỷ lệ 1/700 tại tư gia ở TP.Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh: Kim Oanh-Quang Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Du hành Cố đô qua Logo

Cuối thu, khi bắt đầu làm việc trực tuyến với các lớp thiết kế đồ họa logo, tôi nhận ra một nhóm sinh viên (SV) chọn làm đề tài về Huế. Và chúng tôi cùng nhau vỡ vạc, đồng hành.

Du hành Cố đô qua Logo
Trong lòng mưa Huế

Vậy là, Huế thật sự bắt đầu mùa mưa. Có hôm, mưa lớn dữ. Mưa rơi không kịp xóa mặt. Có hôm, mưa đan xen, mưa rồi vụt tạnh. Chút nắng le lói mảnh khảnh dù không thành hình nhưng đã thắp lên một khoảng sáng tươi đẹp.

Trong lòng mưa Huế
“Thời và vận mới của một Cố đô”

Đây là một viễn kiến về Thừa Thiên Huế được TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn bàn đến trong cuốn “Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại: Câu chuyện quy hoạch - kiến trúc”. Sách vừa được Phanbook và NXB Dân Trí liên kết ấn hành năm 2023.

“Thời và vận mới của một Cố đô”

TIN MỚI

Return to top