ClockThứ Hai, 08/06/2015 21:27

Xây dựng bản sắc riêng cho hài kịch Huế

TTH - Lần đầu tiên, các chương trình hài kịch của Huế được tổ chức. Tuy nhiên, trước sự lấn át và phát triển mạnh của các chương trình hài kịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bắt buộc hài kịch của Huế phải có bản sắc, đặc trưng riêng.

Đủ sức để thực hiện

Khi được hỏi về các chương trình hài kịch do các đạo diễn, diễn viên ở Huế thực hiện thì có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cảm thấy phấn khích, mong chờ. Anh Phạm Đình Hoàng, trú tại phường Vỹ Dạ, TP Huế, cho biết: “Mỗi lần mở ti vi, tôi chỉ thấy có các chương trình hài kịch ở miền Bắc và miền Nam, chứ ở Huế lâu nay chưa có. Nếu Huế tổ chức các chương trình này thì tôi và gia đình sẽ là những người đến xem đầu tiên”. Mặt khác, nhiều người tỏ ra e dè, sợ hài kịch của Huế sẽ không hay, không mang lại được tiếng cười như các chương trình hài mà họ xem lâu nay. Đây là lần đầu tiên họ xem các diễn viên ở Huế đóng hài kịch.
Các chương trình hài kịch sẽ mang những bản sắc riêng của Huế.
Đạo diễn Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế khẳng định: “Lực lượng nghệ sĩ ở Huế đủ sức thực hiện các chương trình hài kịch. Chúng tôi chưa bàn đến chuyện hài kịch do các diễn viên Huế đóng không bằng hài kịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng chắc chắn các tác phẩm sẽ có một chất hài riêng, không lẫn lộn với bất cứ nơi đâu nếu chúng ta biết cách khai thác. Tiêu chí đặt ra là xây dựng các chương trình hài chứ không phải khai thác hề, không khai thác hài theo kiểu chọc cười vô bổ, phù phiếm, cái gì cũng phải có ý nghĩa nhân văn sâu sắc”.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Hội trưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, cho biết: “Lực lượng nghệ sĩ, diễn viên tham gia biểu diễn chương trình hài kịch rất dồi dào. Nguồn chính là diễn viên của hai Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế. Ngoài ra, còn rất nhiều diễn viên tiềm năng là các sinh viên và diễn viên quần chúng đang sinh hoạt trong các CLB trên địa bàn. Quan trọng là lâu nay chưa kết nối và phát huy những tiềm lực này mà thôi”.
Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết thêm: “Hội Sân khấu đã nhận được đề nghị hợp tác của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Huế tổ chức biểu diễn các chương trình hài kịch. Dự kiến tháng 6 này sẽ bắt đầu triển khai và sẽ tổ chức định kỳ hằng tháng. Nội dung phản ảnh những hiện tượng tiêu cực của xã hội, những vấn đề chưa tốt, nếp suy nghĩ chưa đúng của một thành phố, của một vùng đất. Qua đó, người dân sẽ có những tiếng cười châm biến nhẹ nhàng ở góc độ vừa thư giản vừa nhắc nhở. Bên cạnh đó, chương trình sẽ trở thành không gian sinh hoạt, vừa vui chơi vừa trao dồi nghề nghiệp cho các nghệ sĩ, diễn viên”.
“Từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, hài kịch ở Huế rất phát triển, các chương trình thường trực diễn ra ở truyền hình và các tụ điểm. Những trở lại đây không còn tổ chức nữa là do cơ chế xã hội và sự chăm lo về các hoạt động mang tính phong trào còn chưa cao. Nay có nhiều yếu tố thuận lợi để xây dựng các chương trình hài kịch nên về chuyên môn chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để phục hồi và làm mới, đưa hài kịch trở lại đời sống cùng với người dân”, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ.
Bản sắc riêng
Đạo diễn Nọc Bình phân tích: “Huế có rất nhiều đề tài mà khi khai thác tốt sẽ trở thành những chương trình hài kịch mang bản sắc riêng. Trước tiên là về thổ âm, không phải nêu những nhược điểm của ngôn ngữ, giọng nói ra để chê bai mà khẳng định, tuyên truyền với mọi người biết rằng thổ âm của quê hương chúng tôi là vậy. Thứ hai là khai thác về chiều sâu văn hóa và phong cách sống của con người Huế: nhẹ nhàng, hướng nội nhưng gần gũi và chan chứa tình cảm; Thứ ba là khai thác về vấn đề xưa và tâm linh. Riêng đề tài này khi thực hiện phải rất cẩn thận và ý nhị. Không có nơi nào tính chất phong kiến được thể hiện rõ nét như ở Huế, dù biết đây là một nhược điểm nhưng đó cũng là niềm tự hào của vùng đất từng là kinh đô của đất nước. Khi khai thác phải làm sao thể hiện được ý nghĩa, chứ không nên khai thác theo hướng phê phán. Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài sẽ được khai thác tạo nên sự phong phú cho chương trình”.
Một vấn đề được đặt ra mà nhiều chương trình khác vấp phải là kinh phí hoạt động và việc duy trì tổ chức lâu dài. Ông Nguyễn Văn Thanh cho hay: “Về kinh phí tổ chức thì Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Huế hỗ trợ một phần, còn chủ yếu thì hội sẽ mang công sức ra để biểu diễn. Hy vọng, sẽ có nhiều nhà tài trợ và những quan tâm cùng tham gia hỗ trợ thêm để duy trì hoạt động mang tính lâu dài”.
Theo nhiều diễn viên trẻ, họ tự tin sẽ đảm nhận tốt vai diễn được giao, cố gắng hết sức để lột tả hàm ý trong nội dung của các chương trình hài kịch khi được tạo cơ hội. Các diễn viên này cho hay sẽ phấn đấu tiếp tục trao dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, khả năng trình diễn. Chính những sân chơi này sẽ góp phần giúp các diễn viên dần dần đạt đến sự chuyên nghiệp, độ chín trong cuộc đời diễn viên, phần nào đưa tên tuổi họ dần đạt đến đẳng cấp của các diễn viên tên tuổi trong cả nước hiện nay. 
Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top