ClockThứ Ba, 06/06/2023 14:08

Đóng góp mới về văn học miền Trung buổi giao thời

TTH.VN - Sáng 6/6, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức hội thảo Quốc gia “Văn học miền Trung nửa đầu thế kỷ XX”.

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế86 đề tài tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên Trường đại học Y - Dược HuếKỳ thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Huế diễn ra nghiêm túcGần 1.780 thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học HuếDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ Hoạt động công đoàn bám sát thực tiễn và yêu cầu đổi mới giáo dục

leftcenterrightdel
 Các tác giả trình bày tham luận tại hội thảo

Đầu thế kỷ XX, trước những yêu cầu đổi mới của thời đại, văn học Việt Nam đã khép lại văn học trung đại 10 thế kỷ để mở ra thời kỳ mới cho nền văn học hiện đại, tiếp nhận những thành tựu mới của nền văn học cận đại phương Tây. Nhiều khuynh hướng văn học được hình thành với những tôn chỉ hoạt động khác nhau. Tất cả đều nhằm hướng đến hiện đại hoá văn học, nỗ lực đưa văn học Việt Nam nhanh chóng gia nhập vào dòng chảy chung của nền văn học hiện đại thế giới.

Quá trình hiện đại hoá văn học diễn ra trên cả ba miền của đất nước, nhưng từ trước đến nay các bài viết, các công trình nghiên cứu phần lớn đều ghi nhận những thành tựu của hai miền Nam – Bắc mà ít chú trọng đến những cống hiến của văn học miền Trung. Việc tổ chức hội thảo nhằm  khẳng định vai trò cũng như đóng góp của văn học miền Trung  cho quá trình hiện đại hoá.

Hội thảo nhận được hơn 60 bài viết của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, những người yêu thích văn học từ các trường đại học, trung học phổ thông, trung tâm nghiên cứu trên cả nước. Phần lớn, các bài viết tập trung nghiên cứu văn học miền Trung qua các thể loại thơ, văn xuôi, báo chí, du kí, lý luận phê bình...

Hội thảo đánh giá, các bài viết đều mang tính chuyên sâu khi nghiên cứu, lý giải thuyết phục những đổi mới của văn học miền Trung, thông qua các hệ chủ đề, đề tài với nhiều nội dung khác nhau; khẳng định những thành tựu và những đóng góp của văn học miền Trung cho nền văn học Việt Nam hiện đại, nhất là quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Bằng những phương pháp tiếp cận khác nhau và những vấn đề cụ thể, chuyên sâu, hội thảo đã nêu ra những phát hiện mới, những đóng góp mới về văn học miền Trung buổi giao thời; khẳng định bản sắc riêng của văn học miền Trung trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào

Cầu nối về văn hóa được Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế vừa mới “bắc nhịp” khi cùng đối tác phối hợp tổ chức các triển lãm mỹ thuật trên hai đất nước Việt Nam và Lào.

Bắc cầu giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung

TIN MỚI

Return to top