Vào TPP, cam kết không phá giá nội tệ?
TTH.VN - 12 nước thành viên TPP dự kiến ký một cam kết không phá giá đồng nội tệ để giúp hàng hóa của nước mình có lợi thế hơn khi xuất khẩu.
![]() |
ảnh minh họa |
Như vậy, 12 nước đang trên lộ trình hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn về chính sách tỷ giá và cam kết không sử dụng chính sách với đồng nội tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh. Reuters dẫn một nguồn tin, thỏa thuận này được thực hiện song song với TPP.
Bình luận về cam kết này, tại bản nghiên cứu về ảnh hưởng TPP với Việt Nam, Công ty chứng khoán HSC nhìn nhận: “Về thông tin của Reuters, đây có vẻ là một cam kết công bằng với ý định tốt nhưng không rõ cơ chế thực thi sẽ như thế nào.
Chúng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng từ cam kết này, vì những năm gần đây Việt Nam chỉ điều chỉnh tỷ giá với tốc độ khá chậm, ít nhất là cho đến khi đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh. Tuy nhiên, cam kết này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam nếu muốn điều chỉnh mạnh tỷ giá trong tương lai”.
Về TPP, vừa qua, Blooomberg cũng dẫn thông tin cho biết, Việt Nam và Malaysia - hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu - đã cam kết không phá giá nội tệ để tạo lợi thế cạnh tranh với các nước.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể nói các chính sách về điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước trong các năm tới sẽ theo các chuẩn mực chung của các nước thành viên TPP.
Việc tỷ giá hối đoái của một nước được định giá thấp sẽ tạo ra lợi thế rất lớn là khiến giá xuất khẩu hàng hóa của nước đó rẻ hơn so với các nước còn lại.
Hiện chương về dịch vụ tài chính của TPP vẫn chưa được công bố chi tiết nhưng nhiều phân tích cho thấy, có khả năng TPP sẽ cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó.
Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho phép các NH nước ngoài thành lập NH con theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm đa dạng hơn của các NH ngoại tại Việt Nam mà không cần nhìn thấy cơ sở hoạt động của họ tại Việt Nam.
Theo Tiền Phong
- Thành phố Huế - Bảo tồn di sản hay Phát triển đô thị? (22/05)
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước (22/05)
- Gian khó vươn khơi (22/05)
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu (22/05)
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động (21/05)
- Thả khỉ đuôi lợn về rừng (21/05)
- Thả 32.000 con cá, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hương (21/05)
- Xúc tiến, tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản tỉnh Sơn La (21/05)
-
Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay