ClockThứ Năm, 30/07/2015 23:07

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về di sản thế giới được công nhận

TTH - Sáng 30/7, tại Hà Nội, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia (DSVHQG) họp phiên thứ nhất.

Tại phiên họp đầu tiên, Hội đồng DSVHQG báo cáo chương trình hoạt động năm 2015 với 2 nội dung chính: Góp ý cho Thủ tướng Chính phủ về một số dự án phát triển KT-XH liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa; tổ chức một hội thảo quốc gia với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững”, đồng thời khảo sát thực tế một số khu di sản trọng điểm.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao-Du lịch Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội đồng DSVHQG trong nhiệm kỳ qua, nhất là việc thẩm định các hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận các di sản vật thể, phi vật thể tiêu biểu, như: hồ sơ di sản Tràng An, hồ sơ tái đề cử của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, 7 hồ sơ văn hóa phi vật thể; thẩm định và đề nghị Thủ tướng ra quyết định công nhận 79 hiện vật/nhóm hiện vật là Bảo vật quốc gia… Đến nay, Việt Nam có 8 di sản thế giới, 62 di tích đặc biệt cấp quốc gia, 3.258 di tích cấp quốc gia, 7.535 di tích cấp tỉnh, 148 bảo tàng, quản lý gần 3 triệu cổ vật, trong đó có hơn 2.000 sưu tập cổ vật quý hiếm. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng đầu về di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khan do mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, do nguồn lực hạn chế đầu tư cho di sản, do nhận thức không đồng đều về di sản trong các tầng lớp xã hội… Nhiệm kỳ này, Bộ trưởng mong muốn các ủy viên Hội đồng nỗ lực hoạt động, phát huy trí tuệ để đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

YÊN CHI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top