ClockThứ Năm, 09/06/2016 09:27

Việt Nam gấp rút xây dựng Khung trình độ quốc gia phù hợp với ASEAN

Việt Nam gấp rút xây dựng Khung trình độ quốc gia nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển sinh viên, lao động giữa các nước ASEAN.

Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn đối thoại chính sách lần thứ ba trong chuỗi đối thoại chính sách thuộc dự án Hỗ trợ Giáo dục đại học tại khu vực Đông Nam Á (Share) tổ chức ngày 8/6 tại Hà Nội.

Diễn đàn đối thoại chính sách tập trung vào các công cụ cần thiết để tăng cường khả năng dịch chuyển của sinh viên trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các hệ thống chuyển đổi tín chỉ và chương trình học bổng. Các tham luận của đại diện các nước sẽ là bước đệm của ASEAN trên con đường tạo ra một khu vực giáo dục đại học năng động, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các nước thành viên ASEAN cũng như của toàn khối ASEAN nói chung.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn 

Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Quốc tế hóa là một chiến lược quan trọng đối với bất kỳ trường đại học hiện đại nào. Điều này góp phần giúp cho các trường đại học tại Việt Nam đổi mới phù hợp hơn với những cơ hội và thách thức nảy sinh từ sự hội nhập với cộng đồng ASEAN.

Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tại Việt Nam hiện có gần 500 cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các trường đại học và cao đẳng với hơn 2 triệu sinh viên. Hơn 130.000 sinh viên Việt Nam đang du học nước ngoài và có khoảng 20.000 sinh viên nước ngoài hiện đang học tập tại Việt Nam.

Nhiều trường đại học Việt Nam có các khóa học bằng tiếng Anh cũng như hợp tác với các trường đại học nước ngoài trong các chương trình liên kết đào tạo. Hiện tại, đang có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo như vậy được thực hiện tại Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và các đại học quốc tế mở cơ sở tại Việt Nam. Hiện tại, nhiều đại học quốc tế đã được thành lập tại Việt Nam như: Đại học Việt Đức, Đại học Việt Pháp, Đại học Việt Nhật hay Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh. 

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng Khung trình độ quốc gia dựa trên khung tham chiếu trình độ ASEAN. Việc này sẽ còn thúc đẩy hơn nữa sự dịch chuyển sinh viên giữa các nước ASEAN cũng như lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN.

Trình độ tiếng Anh-chìa khóa để sinh viên các nước hội nhập

Bà Rodora T. Babaran, Giám đốc Phát triển Con người, Ban Thư ký ASEAN cho rằng, một hệ thống giáo dục đại học khu vực hiệu quả, được xây dựng xung quanh chương trình học bổng tại ASEAN cho sinh viên, sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện tầm nhìn của một cộng đồng ASEAN thực sự lấy con người làm trung tâm.

Trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm 2015, các lãnh đạo ASEAN đã thống nhất giáo dục là một trong những nhân tố quyết định để đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa và xã hội của ASEAN.

“Khái niệm về hài hòa và thống nhất giáo dục đại học bao gồm bảo đảm chất lượng và công nhận lẫn nhau không phải là khái niệm mới ở ASEAN. Nhiều sáng kiến đã được thực hiện từ năm 1990 bao gồm Tăng cường sự chuyển dịch sinh viên đại học Châu Á và Thái Bình Dương” (UMAP), Mang lưới Đại học ASEAN (AUN) hay SEAMEO.

Tuy nhiên, có những thách thức mà Dự án Share phải đối mặt bao gồm: nhiều quốc gia ASEAN vẫn gặp khó khăn và cần hỗ trợ để phát triển năng lực tiếng Anh. Một lựa chọn khác là sử dụng một hoặc một số ngôn ngữ chung của ASEAN nhưng đây vẫn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ. Vì vậy, các nước cần tăng cường trang bị kiến thức, năng lực tiếng Anh chuẩn mực cho sinh viên.

Ngài Bruno Angelet, Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết: Khối Liên minh Châu Âu (EU) rất vui vì có thể đem những kinh nghiệm chuyên môn phong phú từ Quá trình chuyển đổi Bologna của châu Âu để hỗ trợ khu vực ASEAN, thông qua Dự án Share, trong việc xây dựng những chương trình học bổng và hệ thống riêng của khu vực.

Hiện nay, hơn 14.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại EU với những quốc gia đứng đầu bao gồm Anh, Pháp và Đức. EU luôn muốn thúc đẩy sự giao lưu hơn nữa trong tương lai.

Hiện tại, EU cũng đang hỗ trợ 18 dự án nghiên cứu được tài trợ bởi chương trình Erasmus Plus. Những dự án như thế này được phối hợp thực hiện giữa các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và Châu Âu. Đây là các dự án nghiên cứu nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm và quản lý năng lượng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top