ClockThứ Sáu, 01/10/2010 19:50

Vốn cho vay của ngân hàng sẽ “rủng rẻng” hơn

TTH - Ngày 1/1/2010, thông tư 13 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ có hiệu lực. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng và các ngân hàng, với những qui định mở rộng khái niệm nguồn vốn huy động sẽ làm cho các ngân hàng tăng nguồn vốn cho vay. Đây sẽ là một trong những điều kiện để các ngân hàng thực hiện lộ trình hạ lãi suất, phục vụ tốt hơn nhu cầu vay sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của người tiêu dùng.

Thông tin liên quan: Mở đường giảm lãi suất huy động và cho vay vốn

Có hai điểm đáng chú ý của việc sửa đổi thông tư này làm tăng nguồn vốn cho vay của các ngân hàng:

Thứ nhất: Trước đây, thay vì loại tiền gởi không kỳ hạn, theo quy định của Ngân hàng Trung ương bị loại khỏi nguồn vốn huy động. Điều này cũng sẽ không được dùng nguồn vốn này để cho vay thì nay, các tổ chức tín dụng sẽ được sử dụng 15% để cho vay. Thông thường ở một ngân hàng, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn không nhiều trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên nếu tính toàn hệ thống thì đây sẽ là một con số không hề nhỏ.
 
Thứ hai: Có hai nguồn tiền khác cũng được thông tư 13 sửa đổi cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trong nguồn vốn huy động đó là các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên cũng được tính là nguồn vốn huy động để cho vay. Tương tự, nguồn tiền của Kho bạc Nhà nước tại các tổ chức tín dụng cũng được tính vào nguồn vốn huy động.
 
Những quy định trên có những tác động tích cực đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng quy mô vốn nhỏ như sau:
 
Làm giảm áp lực huy động vốn của các ngân hàng bởi có thêm một nguồn vốn bổ sung đáng kể từ những qui định nói trên. Trong thực tế, áp lực huy động vốn của các ngân hàng ở nhiều thời điểm chúng ta thấy là không nhỏ, nó thể hiện ở các chiêu thức thưởng, tặng quà, khuyến mãi…
 
Ngân hàng sẽ có nguồn vốn dồi dào hơn để cho vay. Một khi các qui định một số nguồn vốn tiền gửi của khách hàng không được sử dụng để cho vay, cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng thêm gánh nặng về lãi suất huy động. Dỡ bỏ điều này hoặc nới rộng cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho các ngân hàng. Một tác động kéo theo sẽ tạo ra điều kiện để các ngân hàng hạ lãi suất.
 
Hiện nay, nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuy ở mức cao những cũng có thể xem là trong mức độ chịu đựng được của các doanh nghiệp để chia sẻ với nhiều áp lực của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay tiêu dùng được cho là quá cao. Chính vì lãi suất quá cao này đã làm “chùn bước” những dự định vay tiêu dùng của nhiều người.
 
Trong tháng 8/2010 vừa qua, khi các ngân hàng thỏa thuận hạ lãi suất cho vay không thấy các ngân hàng đề cập đến vấn đề ưu tiên vay tiêu dùng. Để phát triển nền kinh tế, ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh là lẽ đương nhiên. Sản xuất kinh doanh bao giờ cũng gắn với tiêu dùng trong biểu lãi suất các đối tượng được ưu tiên. Đây chính là rào cản làm cho dư nợ tiêu dùng không tăng lên được bao nhiêu tính chung trong cả nước.
 
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top