Thế giới

WHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức cao

ClockThứ Ba, 15/02/2022 18:10
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay (15/2) cảnh báo một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới từ biến thể Omicron đang di chuyển đến phía đông châu Âu, từ đó kêu gọi các nhà chức trách tăng cường hơn nữa việc tiêm chủng và các biện pháp khác để đối phó với đại dịch.

Omicron lây lan nhanh chóng, hệ thống y tế châu Âu quá tảiOmicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu Âu

Người dân Hungary mang khẩu trang phòng COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Hai tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng hơn gấp đôi ở Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Nga và Ukraine, ông Hans Kluge - Giám đốc khu vực châu Âu của WHO cho biết trong một tuyên bố.

Khuyến cáo được đưa ra giữa thời điểm một số quốc gia châu Âu, trong đó có Cộng hòa Séc và Ba Lan, đang dự kiến sẽ nới lỏng các hạn chế ngừa COVID-19 vào tháng tới nếu số lượng lây nhiễm hàng ngày tiếp tục giảm. 

Trong khi đó, Đức cũng sẽ chấm dứt hầu hết các biện pháp hạn chế phòng chống dịch vào tháng 3 tới, theo một kế hoạch dự thảo của chính phủ. Cụ thể, trong bước đi đầu tiên, các hạn chế về tiếp xúc sẽ được nới lòng, cho phép nhiều người hơn được tụ họp, và các cửa hàng sẽ được mở cho tất cả mọi người mà không cần kiểm tra khách hành đã được tiêm chủng hoặc xét nghiệm hay chưa. Đồng thời, từ ngày 4/3, những người chưa được tiêm phòng vaccine cũng sẽ được vào nhà hàng nếu có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Ở bước cuối cùng, “những hạn chế rộng rãi trong đời sống xã hội, văn hóa và kinh tế sẽ được dỡ bỏ dần vào ngày 20/3/2022”, thông tin được nêu trong dự thảo văn kiện sẽ được các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang thông qua vào ngày mai (16/2). Sau đó, nền kinh tế hàng đầu châu Âu sẽ chủ yếu dựa vào “các biện pháp bảo vệ cơ bản”, “đặc biệt là việc đeo khẩu trang y tế” ở nơi công cộng.

Về phần mình, WHO nhấn mạnh việc cần tiếp tục duy trì các biện pháp như xét nghiệm nhanh và mang khẩu trang, khi đến nay hơn 165 triệu ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận trên toàn khu vực châu Âu, với 25.000 ca tử vong trong tuần qua liên quan đến COVID-19.

“Đối mặt với cơn thủy triều từ biến thể Omicron, trong khi biến thể Delta vẫn đang lưu hành rộng rãi ở phía đông, tình hình đáng lo ngại này không phải là thời điểm để dỡ bỏ các biện pháp mà chúng ta biết chắc là có tác dụng trong việc làm giảm sự lây lan của COVID-19”, ông Kluge nói.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi các chính phủ xem xét các lý do nội bộ dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp. Được biết, tỷ lệ những người trên 60 tuổi đã hoàn thành các mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19 ở Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Kyrgyzstan, Ukraine và Uzbekistan hiện chỉ chưa tới 40%.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Tiêm chủng mở rộng năm 2024: Đảm bảo nguồn vắc-xin

Trong đợt tiêm đầu năm 2024, các vắc-xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai đã được phân bổ về cơ sở. Nhiều phụ huynh vùng nông thôn vui mừng vì không phải tốn kém, vất vả lên thành phố tiêm dịch vụ các mũi còn thiếu trong năm 2023.

Tiêm chủng mở rộng năm 2024 Đảm bảo nguồn vắc-xin
Return to top