ClockThứ Hai, 15/06/2020 07:30

Xây dựng thương hiệu cho hàng lưu niệm và đặc sản

TTH - Với mục đích tập trung phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) và đặc sản mang thương hiệu Huế nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống Huế trong lòng du khách, TP. Huế đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, thiết kế mẫu, tạo ra nhiều mẫu mã mới cho các sản phẩm lưu niệm & quà tặng (LN&QT) và đặc sản Huế.

Nghĩ từ món quà lưu niệm“Tinh tế đúng chất cung đình”Cơ giới hóa sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng

Nghệ nhân kim hoàn Trần Duy Mong miệt mài chế tác

Tập trung nguồn lực

Nhiều năm qua, TP. Huế đã đầu tư nguồn lực phát triển các sản phẩm LN&QT và đặc sản nhằm đa dạng hóa thị trường, tạo mẫu mã mới. Trong đó, tập trung đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm TCMN và đặc sản  thương hiệu Huế; tổ chức các lớp tập huấn về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu; tổ chức các hội nghị kết nối, phát triển kênh phân phối nhằm đẩy mạnh sản xuất, quảng bá các sản phẩm, xúc tiến các thị trường phù hợp để tiêu thụ các mặt hàng TCMN và đặc sản Huế.

Hàng năm, thành phố tranh thủ các nguồn kinh phí khuyến công, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư để hỗ trợ phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, tổ chức tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu, mua trang thiết bị và chuyển giao kỹ thuật…

Từ năm 2017 đến nay, đã hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của nghề đúc đồng, tập trung cho các cơ sở quy mô lớn như Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Thuận B tại làng nghề đúc đồng tại 2 phường Thủy Xuân và Phường Đúc; hỗ trợ các cơ sở TCMN xây dựng thương mại điện tử và vận hành các trang thông tin điện tử có hiệu quả; hỗ trợ Hiệp hội TCMN trong việc quản lý và phát triển logo TCMN Huế.

Theo nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Thuận B, thông qua nguồn hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề, đến nay, nghề đúc đồng Huế đã có thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, góp phần quảng bá sản phẩm làng nghề.

Để tạo dấu ấn cho sản phẩm LN&QT, đặc sản mang thương hiệu Huế, thành phố hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nghề thêu; quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể của Hội nghề kẹo mè xửng Huế. Trong đó, tập trung hỗ trợ cho các cơ sở như: HTX thêu Thuận Lộc và Phú Hòa, DNTN thêu may Đoan Trang, Hội nghề kẹo mè xửng Huế, DNTN Thiên Hương, Mè xửng Sông Hương, mè xửng Thuận Hưng…, đồng thời kết nối để đưa sản phẩm của các cơ sở tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế Đồng Sỹ Toàn thông tin, trong 2 năm 2019- 2020, thành phố tập trung hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nghề kim hoàn, mộc mỹ nghệ, hương trầm, pháp lam và dầu tràm. Trong đó, huy động nguồn vốn của doanh nghiệp (DN), xã hội cho các chương trình, hoạt động phát triển sản phẩm TCMN, ngành nghề, làng nghề; hỗ trợ các hội nghề xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nghề truyền thống. Đến nay, có nhiều ngành nghề được thành lập hội, như Hiệp hội nghề thêu, mè xửng, dầu tràm, đúc đồng, hương trầm…

Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu tập thể cho nghề thêu được TP. Huế chú trọng

Xúc tiến kết nối thị trường

Xây dựng các tài liệu quảng bá, xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu tính độc đáo của các sản phẩm LN&QT, đặc sản Huế cũng là cách mà các ban ngành trên địa bàn TP. Huế đã và đang đẩy mạnh triển khai với mục đích kích cầu tiêu thụ hàng LN&QT, đặc sản Huế. Qua đó, tổ chức các cuộc thi sáng tạo sản phẩm TCMN, đưa sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ trong và ngoài nước. Đến nay, thành phố vẫn duy trì, phát triển trang thông tin mỹ nghệ và đặc sản Huế nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản và hướng đến sàn giao dịch thương mại điện tử.

Theo ông Đồng Sỹ Toàn, sắp tới, thành phố tiếp tục hỗ trợ các DN, đơn vị sản xuất tiếp cận với chương trình hỗ trợ DN về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; áp dụng phương thức quản lý tiên tiến và phát triển các tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra, sẽ cung cấp thông tin về các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, thông tin và hướng dẫn thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp; thông tin về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm.

Để khách du lịch tiếp cận sản phẩm làng nghề, thành phố phối hợp với Sở Du lịch, các công ty du lịch, đơn vị tổ chức tour hình thành các tour du lịch tham quan trực tiếp hoạt động sản xuất tại làng nghề kết hợp với tiêu thụ sản phẩm, đồng thời phối hợp với các trường: Đại học Nghệ Thuật, Đại học Kinh tế, Khoa Du lịch-  Đại học Huế để các triển khai hoạt động đào tạo nghề, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý cho các đơn vị, DN sản xuất hàng TCMN và đặc sản.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, sau dịch COVID- 19, thành phố đã triển khai các giải pháp kích cầu du lịch, tăng cường việc đào tạo, nâng cao tay nghề đối với đội ngũ người lao động; qua đó tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ du lịch, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu lại nguồn khách. Trong đó, tiếp tục xây dựng tuyến phố văn minh thương mại; xây dựng, hoàn thiện đề án kinh tế đêm của thành phố đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.

Toàn thành phố hiện có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đặc sản Huế, giá trị sản xuất mỗi năm đạt trên 700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top