ClockThứ Bảy, 05/06/2021 15:05

Bộ Y tế ra hướng dẫn phòng dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có người mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp để đảm bảo sản xuất an toàn, hạn chế tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế.

Bàn giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, kinh doanhThúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêuThực hiện thành công “nhiệm vụ kép” về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế- xã hộiPhong Điền: Kiểm tra, đánh giá công tác phòng chống dịch COVID-19Nơi làm việc, điểm vui chơi giải trí không an toàn phòng chống dịch COVID-19 sẽ không được hoạt độngPhòng chống COVID-19: Thành công nhờ Nhân dân đồng thuận tham gia

Người lao động ở Khu công nghệ cao TP.HCM (TP Thủ Đức) ngồi xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 - Ảnh: CTV

Theo đó, để chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu cụm công nghiệp, đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; Bộ Y tế yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Các địa phương, đơn vị quán triệt tinh thần "chủ động tấn công" và nguyên tắc phòng chống dịch "phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình", luôn chuẩn bị cho tình huống xấu hơn.

Bộ Y tế còn yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp và người lao động chấp hành nghiêm và đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ ngành trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp cần xác định nhiệm vụ phòng, chống COVID-19 là trọng tâm, cấp bách và thường xuyên.

Đồng thời triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", với chiến lược chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công, lấy phòng dịch là cơ bản, là chiến lược lâu dài, là quyết định...

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp cần chủ động phương án hậu cần, đáp ứng yêu cầu cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị với phương châm "bốn tại chỗ" để ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top