ClockThứ Tư, 08/06/2022 17:56

Không để lãng phí nguồn vaccine

TTH.VN - Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tiêm mũi 3 của Việt Nam mới đạt được 62,3%, với số được tiêm khoảng 42,2 triệu người. Như vậy, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi 3 trong quý 2 (trong tháng 6/2022) khó đạt được.

A Lưới trao bằng khen phòng, chống dịch COVID-19Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19Quan tâm đặc biệt đến trẻ em hậu COVID-19Bộ Y tế tiếp tục “thúc” các tỉnh, thành đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động

                

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhà cho người cao tuổi gặp khó khăn trong đi lại ở TP. Huế. Ảnh: Th. Anh 

Tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về việc tăng cường tiếp nhận và sử dụng vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương công bố báo cáo mới nhất về việc triển khai công tác tiêm chủng và phân bổ vaccine trên cả nước.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tính đến ngày 31/5/2022, Việt Nam tiếp nhận khoảng 234,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người lớn và trẻ em từ 12 -17 tuổi. Đồng thời, tiếp nhận 14,5 triệu liều vaccine cho trẻ em, trong đó có hơn 7,2 triệu liều là Moderna và hơn 7,2 triệu liều Pfizer. Còn 4 triệu liều vaccine Moderna và Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ tiếp nhận trong tháng 6/2022.

Về cơ bản, Việt Nam có đủ vaccine để cung ứng cho các địa phương triển khai tiêm cả cho nhóm tuổi người lớn, trẻ 12 - 17 tuổi và đặc biệt là nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đã tiến hành 148 đợt phân bổ vaccine cho các nhóm đối tượng. Tuy nhiên, nảy sinh tình trạng một số địa phương vẫn chưa tiếp nhận số vaccine được phân bổ hoặc có văn bản đề nghị không nhận vaccine hoặc điều chuyển vaccine đã được phân bổ. Đáng lưu ý, còn rất nhiều vaccine có hạn tháng 6/2022 chưa được các địa phương chấp nhận. Số vaccine tồn ở các địa phương khá lớn, khả năng tiêm chậm. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận đinh: với tốc độ tiêm hiện nay thì nguy cơ không sử dụng hết, dẫn tới thừa vaccine và phải hủy, nguy cơ hết hạn sử dụng rất cao.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị bí thư tỉnh ủy, thành ủy và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19; địa phương nào không tiếp nhận đủ vaccine COVID-19 để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và để xảy ra dịch phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tiêm mũi 3 của Việt Nam mới đạt được 62,3%, với số được tiêm khoảng 42,2 triệu người. Như vậy, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi 3 trong quý 2 (trong tháng 6/2022) khó đạt được. Bởi còn khoảng 26 triệu người cần tiêm mũi 3 trong khi năng lực trung bình mỗi ngày tiêm chỉ đạt khoảng 100.000 mũi.

Thực tế cho thấy, khi đã trở lại với cuộc sống bình thường, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, cho rằng không còn dịch nữa và cũng không cần thiết phải tiêm. Vì thế, rất khác với thời điểm dịch bệnh căng thẳng, người dân nô nức đi tiêm, xếp hàng để tiêm, tìm mọi cách để được tiêm sớm thì bây giờ các điểm tiêm chủng vắng vẻ hơn. Chỉ những người thực sự lo ngại, vì cao tuổi, vì có bệnh nền mới đến tiêm.

Cho dù có nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc để thừa vaccine hoặc vaccine không được sử dụng đúng hạn là lãng phí. Cần phải nhớ rằng, để có được vaccine là công sức, là trí tuệ, là ngoại giao, là tiền của… Vậy mà hiện nay lại xuất hiện tình trạng “thờ ơ với vaccine” là không thể chấp nhận được.

Xin nói rõ: dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp; nguy cơ từ các chủng mới luôn hiện hữu. Vì thế, càng không được chủ quan khi quy định về khoảng cách, hội họp đông người được dỡ bỏ. Cho dù không còn 5K, vẫn còn đó đề xuất V2K (vaccine- khẩu trang- khử khuẩn). Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em, để cuộc sống bình thường mới tiếp diễn, để ngăn ngừa dịch bệnh và yên tâm phát triển kinh tế -  xã hội.

                                                                                           Thanh Nhân

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TIN MỚI

Return to top