ClockThứ Hai, 14/03/2022 09:31

Liệu pháp điều trị viêm nhiễm ở bệnh nhân COVID-19 thể nặng

Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 đang được triển khai, các bệnh nhân COVID-19 thể nặng được điều trị bằng protein ức chế viêm nhằm tìm biện pháp điều trị hiệu quả đối với tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm đường hô hấp.

Trung Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong 2 nămF0 và công việcKêu gọi công bằng vaccine COVID-19 trên toàn cầuNgười lao động là F0 cần mở tài khoản cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm xã hộiCấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho lao động điều trị COVID-19 tại nhàPfizer bắt đầu nghiên cứu thuốc viên điều trị COVID-19 cho trẻ từ 6-17 tuổiĐề xuất người nhập cảnh không cần xác nhận đã tiêm vaccine hoặc khỏi COVID-19

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cayenne, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 do Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Ireland (RCSI) và Viện Khoa học Y tế Dublin thực hiện trên cơ sở phân nhóm ngẫu nhiên và sử dụng giả dược có kiểm soát.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng protein có enzyme ức chế viêm alpha -1 antitrypsin (AAT) để điều trị bệnh nhân COVID-19 có tình trạng bệnh tiến triển đến cấp độ suy hô hấp cấp (ARDS). ARDS là tình trạng viêm nặng khi đường thở bị tổn thương, suy hô hấp và tăng nguy cơ tử vong, Hiện các biện pháp điều trị dành cho bệnh nhân COVID-19 thể ARDS còn rất hạn chế.

Enzym AAT xuất hiện trong protein sản sinh từ gan người và được giải phóng vào máu, thường có tác dụng bảo vệ phổi không bị tàn phá trong các bệnh thông thường.

Trong thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, protein AAT được phân tách từ máu của người cho khỏe mạnh, sau đó được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân COVID-19 thể ARDS, với mục đích làm giảm viêm nhiễm.

Kết quả cho thấy liệu pháp điều trị với protein AAT làm giảm tình trạng viêm nhiễm sau 1 tuần. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng liệu pháp này an toàn, không cản trở cơ thể bệnh nhân tự sinh phản ứng miễn dịch với COVID-19.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Oliver McElvaney cho biết: “Các bệnh nhân COVID-19 thể nặng thường dễ gặp tình trạng viêm nhiễm nặng trong khắp cơ thể, thường gặp nhiều nhất là nguy cơ mắc ARDS và các vấn đề nghiêm trọng khác về đường hô hấp. Chúng tôi nghĩ AAT có thể bảo vệ phần nào bệnh nhân trước các dạng viêm nhiễm nguy hiểm phát sinh từ bệnh COVID-19 thể nặng cũng như các bệnh gây viêm nhiễm tương tự”.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố tuần qua trên tạp chí khoa học Clinical Advances.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top