ClockThứ Hai, 24/01/2022 12:18

Những lưu ý để tránh lây dịch COVID-19 trên đường về quê đón Tết

Khác với những năm trước, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng vẫn có nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Theo đó, ngành y tế khuyến cáo, ngoài việc phòng ngừa tai nạn giao thông và các nguy cơ khác thì việc đề phòng lây nhiễm dịch COVID-19 càng cấp thiết hơn.

Hành khách đi tàu về quê tăng dần những ngày gần Tết Nguyên đánVề nhàHỗ trợ tuyển dụng và kết nối việc làmTrao hơn 2.300 suất quà cho người dân về quê tránh dịchTạo điều kiện tốt nhất để người trở về từ vùng dịch có việc làm tại quê hươngLo chuyện học cho trẻ trở về từ tâm dịchTrên 1.000 học sinh về quê tránh dịch sẽ được tiếp nhận học tại địa phươngMuốn an toàn thì phải chủ động

Người dân đứng xếp hàng dài ở sân bay Tân Sơn Nhất để về quê đón Tết.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 3, Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, là dịp đoàn tụ gia đình, do đó đây là mùa cao điểm trong việc di chuyển của người dân làm việc tại các thành phố lớn để về quê để đón Tết. Tuy nhiên, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, người dân có nhu cầu về quê đón Tết phải thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch cụ thể để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, địa phương.

 “Người dân cần phải tuân thủ những hướng dẫn thích nghi với việc sống chung an toàn với đại dịch. Việc tuân thủ nghiêm ngặt không chỉ bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mà còn là trách nhiệm đối với người thân và những người xung quanh”, bác sĩ Kiều Xuân Thy cho biết thêm.

Bác sĩ Kiều Xuân Thy cũng cho rằng, với sự xuất hiện của biến thể Omicron có nguy cơ xâm nhập cộng đồng và khả năng lây nhiễm cao, người dân khi di chuyển về quê cần chú ý đảm bảo sức khỏe tốt trước khi tham gia giao thông; nếu có các triệu chứng nghi ngờ như mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho, đau rát họng… nên được xét nghiệm COVID-19 trước khi tham gia giao thông.

Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp, ưu tiên phương tiện cá nhân và đảm bảo di chuyển an toàn. Nên lên kế hoạch di chuyển trước để đảm bảo việc hạn chế tiếp xúc trên đường về.

Không tụ tập đông người; nếu cần phải đến nơi cộng cộng, cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 1 - 2m với người khác khi đến bến xe, nhà ga hoặc sân bay; mang khẩu trang an toàn và sát khuẩn tay thường xuyên. Mang khẩu trang an toàn là tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế như mang khẩu trang suốt trong quá trình di chuyển, chỉ tháo khẩu trang trong trường hợp ăn hoặc uống, không để tay đụng chạm vào mặt ngoài của khẩu trang, chỉ nên tháo khẩu trang bằng cách gỡ dây đeo.

Người dân hãy tìm hiểu quy định phòng, chống dịch tại địa phương đến, nếu địa phương yêu cầu có cách ly y tế, bạn nên tuân thủ quy định và lên kế hoạch để bản thân có thể đón Tết an toàn với gia đình mà không vi phạm quy định phòng, chống dịch. Khai báo y tế đầy đủ khi có yêu cầu của địa phương hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh.

Tránh tụ tập, hội họp cuối năm và dịp Tết; không chủ quan dù bản thân đã tiêm đủ vaccine hoặc đã từng mắc COVID-19; hạn chế giao lưu và chỉ nên trong phạm vi gia đình. Tiêm vaccine ngay khi đến lượt; nhắc nhở người thân và những người xung quanh cùng tuân thủ để di chuyển an toàn.

Ngoài việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, người dân cũng cần chú ý việc tham gia giao thông đúng luật, không sử dụng rượu bia trước khi lái xe.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Return to top