ClockThứ Hai, 20/12/2021 17:07

Phát huy hiệu quả của công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19

TTH.VN - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn khẳng định, đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong phòng chống dịch COVID-19 đã phát huy nhiều hiệu quả.

Thống nhất dùng chung một ứng dụng phòng, chống dịchPhát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19Phát triển một ứng dụng chính thức duy nhất phục vụ phòng, chống COVID-19Triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19 tại chợ Đông BaThử nghiệm giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19Số hóa hồ sơ hành chính: Hướng tới chính quyền số

Cán bộ Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh phân tích các dữ liệu về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh

Những ứng dụng công nghệ phòng chống dịch COVID-19

Dư luận quan tâm đến việc, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch có rất nhiều ứng dụng, vậy người dân sẽ phải sử dụng ứng dụng nào để có sự thống nhất trong công tác khai báo, quét mã QR. Tỉnh đã có phương án gì để thống nhất và đồng bộ hệ thống với quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin?

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, về ứng dụng hiện nay có 2 ứng dụng chính.

PC-Covid là ứng dụng dùng chung để triển khai việc khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa; tiếp nhận phản ánh về tiêm chủng và xét nghiệm. Thông tin về khai báo y tế, tiêm chủng, xét nghiệm ở ứng dụng này được xem là căn cứ thống nhất. Thông tin tiêm chủng và xét nghiệm ở Hue-S chỉ mang tính tham khảo.

Ứng dụng Hue-S là ứng dụng của người người Huế phục vụ cho việc phát triển xã hội số và kinh tế số. Ngoài việc chống dịch thì nhiều ứng dụng chức năng khác cung cấp phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Sau khi liên thông dữ liệu với PC-Covid quốc gia thì việc khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa tại Hue-S đã dừng hoạt động và áp dụng thống nhất trên PC-Covid. Hiện nay, ứng dụng Hue-S triển khai thêm nhiều chức năng phòng chống dịch phục vụ cho người dân trong tỉnh mà các ứng dụng khác không có nhằm bổ trợ và nâng cao hiệu quả trong phòng chống dịch tại tỉnh.

Ngoài ra còn có 3 ứng dụng khác mà người dân cần quan tâm.

Úng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” là ứng dụng do Bộ Y tế phát triển áp dụng toàn quốc. Tuy không phải là ứng dụng làm căn cứ để áp dụng thông tin phòng chống dịch, song, đây là ứng dụng phục vụ quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân cũng như hướng đến cung cấp các dịch vụ y tế số và có tính định hướng lâu dài trong lĩnh vực y tế.

Song song với ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” có ứng dụng VssID là ứng dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên nền tảng số đến với người dân. Ứng dụng cũng đã liên thông với một số ứng dụng khám chữa bệnh để giải quyết thủ tục bảo hiểm trực tuyến cho người bệnh...

Ứng dụng VNEID là ứng dụng của Bộ Công an phát triển áp dụng cho toàn quốc. Đây cũng là ứng dụng được khuyến khích sử dụng vì có tính chất quản lý dân cư lâu dài của ngành công an.

Phòng chống dịch linh hoạt

Quét mã kiểm soát QR tại các cơ quan, công sở nhằm giúp cho công tác phòng chống dịch được hiệu quả 

Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các kịch bản, biện pháp phòng chống dịch của tỉnh phải thay đổi để phù hợp với tinh thần chung của quốc gia và sự ổn định phát triển kinh tế. Theo đó, công tác phòng, chống dịch từ xa được thay đổi theo phương thức linh hoạt bằng các biện pháp kiểm soát cụ thể thông qua hệ thống giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

Với các phần mềm hệ thống, tất cả người đến/trở về từ các vùng dịch đều được giám sát trên hệ thống, một công dân đến Huế ngay khi vừa lên máy bay, ngành chức năng đã phối hợp với các hãng bay và cơ quan hàng không để có dữ liệu dịch tễ chuyển về tận địa phương. Ngoài ra, bằng hệ thống quét mã QR và thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", các lực lượng phòng chống dịch tại cơ sở, Tổ phòng chống dịch cộng đồng đã kịp thời thống kê, kiểm soát người về. Hệ thống ứng dụng phòng chống dịch đã cập nhật, phân tích số liệu, các yếu tố dịch tễ để Ban chỉ đạo COVID-19 các cấp kịp thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Ngoài ra, để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tạo thuận lợi đi lại của công dân, chúng ta chấp hành các quy định của Bộ Giao thông vận tải và nguyên tắc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" phải được thực hiện nghiêm túc.

Tạo sự đồng thuận từ tỉnh đến xã

Công nghệ giúp cho việc chỉ đạo điều hành công tác phòng chống dịch COVID-19 được thông suốt từ tỉnh đến xã

Thời gian qua, việc triển khai các dịch vụ đô thị thông minh, đưa giải pháp công nghệ vào phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi nhất định. Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị địa phương đã có những kinh nghiệm trong việc thao tác, vận hành các hệ thống thông tin điện tử, ứng dụng phần mềm trong quá trình phát triển chính quyền điện tử và dịch vụ đô thị thông minh nên việc triển khai các nền tảng, phần mềm mới đều tiếp cận rất nhanh, mất ít thời gian tập huấn, đào tạo.

Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến tận thôn, xã, tổ dân phố,… Do tình hình dịch bệnh, nên việc triển khai thường diễn ra theo hình thức trực tuyến, thuận tiện hơn trong công tác phòng, chống dịch, các cán bộ tiếp nhận không phải di chuyển xa lên trung tâm của tỉnh, chỉ cần máy tính, thiết bị di động có kết nối Internet là có thể tập huấn và trao đổi trực tiếp với cán bộ làm công tác kĩ thuật, triển khai các giải pháp một cách dễ dàng và thuận tiện.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã kịp thời khắc phục một số khó khăn do một vài thời điểm nguồn lực hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của hệ thống. Việc nghiên cứu, xây dựng và đưa vào triển khai ngay để đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ nên không thể tránh những lỗi nhỏ gây khó khăn, gián đoạn. Ngoài ra, tùy vào diễn biến của tình hình dịch bệnh, các chính sách, biện pháp thường xuyên thay đổi đòi hỏi các hệ thống phải thường xuyên cập nhật, nâng cấp.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Return to top