ClockThứ Ba, 16/08/2022 13:15

Phòng, chống sốt xuất huyết trong cộng đồng

TTH - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền) ghi nhận 29 ca bệnh sốt xuất huyết (trong đó, 2 ca bệnh ngoại lai, 27 ca bệnh nội tại) và 11 ca bệnh được ghi nhận chưa qua 14 ngày.

Dịch sốt xuất huyết tăng hơn 10.000 ca/tuầnSốt xuất huyết tăng cao nhất trong thập niên gần đây

Xử lý các vật chứa bọ gậy tập trung tại xô, phế thải, bể cảnh, bể chứa nước, lốp xe...

Ông Nguyễn Khoa Nam, Trưởng trạm Y tế thị trấn Phong Điền cho biết: “Trạm đã triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và giám sát véc-tơ các thôn trên địa bàn. Các chỉ số giám sát của trạm thường ở ngưỡng dưới 20, công tác giám sát và báo cáo bệnh nhân đúng theo quy định. Công tác tuyên truyền cũng được triển khai trên hệ thống thông tin của thị trấn và thông qua các ban, ngành, đoàn thể và cộng tác viên”.

“Tất cả các ca bệnh khi phát hiện đã được Trạm Y tế thị trấn phối hợp với Trung tâm Y tế huyện phun xử lý khu vực quanh nhà bệnh nhân bán kính 200m. Đã tiến hành 2 đợt thau vét bọ gậy trên địa bàn toàn thôn Trạch Thượng 2 vào ngày 15/7 và ngày 28/7, với 413 hộ và phun hóa chất xử lý với 315 hộ”, ông Nam cho biết thêm.

Trước xu hướng gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra, giám sát bệnh nhân, giám sát véc-tơ tại thị trấn Phong Điền, đồng thời đánh giá kết quả triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết năm 2022. Theo đó, trung tâm đã phối hợp với ngành y tế Phong Điền tiến hành 2 đợt công tác giám sát sau xử lý tại các ổ dịch tại thôn Trạch Thượng 2. Qua điều tra của đoàn tại thôn Trạch Thượng 2, chỉ số BI quá cao và chênh lệch nhiều với kết quả điều tra của cơ sở.

Ông Hồ Xuân Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Khảo sát một số người dân xung quanh khu vực có ca bệnh thì người dân đã nắm được tình hình dịch bệnh, kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch sốt xuất huyết, nhưng vẫn còn chủ quan trong việc vệ sinh môi trường, thau vét bọ gậy tại nơi cư trú và việc tổ chức phun xử lý ca bệnh đã theo đúng quy định, nhưng công tác thau vét bọ gậy trước khi phun xử lý chưa được triển khai tiến hành triệt để.

Qua giám sát thực tế, đoàn công tác đề nghị Trạm Y tế thị trấn Phong Điền lập kế hoạch trình UBND triển khai chiến dịch thau vét bọ gậy hàng tuần trên toàn địa bàn thị trấn, đặc biệt là tại thôn Trạch Thượng 2, phát động “Ngày Chủ nhật xanh” và tham mưu cho UBND thị trấn tiến hành phun hóa chất chủ động trên địa bàn; tăng cường phát bài tuyên truyền, đa dạng hơn các hình thức tuyên truyền về phòng, chống; thành lập và vận hành lại tổ phòng, chống dịch cộng đồng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch; phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Phong Điền tiếp tục giám sát véc tơ truyền bệnh theo quy định.

Đề nghị Trung tâm Y tế huyện Phong Điền tổ chức giám sát véc-tơ, chiến dịch thau vét bọ gậy tại các xã trên địa bàn huyện, phân công cán bộ hỗ trợ các xã về kỹ thuật phun trong các đợt phun hóa chất chủ động; tăng cường giám sát bệnh nhân tại bệnh viện huyện và các phòng khám khu vực trên địa bàn. Kiểm tra tình hình máy móc, hóa chất, có kế hoạch sửa chữa và bổ sung, bảo đảm máy phun hoạt động, sẵn sàng xử lý khi có ca bệnh; tăng cường nhân lực hỗ trợ về chuyên môn cho Trạm Y tế thị trấn Phong Điền để xử lý triệt để ổ dịch tại thôn Trạch Thượng 2 cũng như tại các ổ dịch khác trên địa bàn huyện.

Trước tình hình nguy cơ dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, huyện Phong Điền đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Tăng cường phối hợp giữa các tuyến trong thông tin, báo cáo, điều tra xử lý dịch, giám sát dịch bệnh chủ động, thực hiện giám sát định kỳ để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục thực hiện phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm để phân tích số liệu, báo cáo nhanh, chính xác hơn, triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở các điểm có chỉ số côn trùng tăng cao nguy cơ bùng phát dịch và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy phun, thuốc men, hóa chất, vật tư phục vụ phòng chống dịch.

Bài, ảnh: Tiến Dũng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

Chiều 6/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thực hiện Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng
Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 6/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức khai mạc hội nghị Festival khoa học Huế lần thứ 7 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng” và Hội nghị Y Sinh học Quốc tế lần thứ nhất, khánh thành Viện Y Sinh học, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế.

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

TIN MỚI

Return to top