ClockThứ Hai, 12/11/2018 06:42

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

TTH.VN - Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Cập nhật kiến thức mới về phẫu thuật nội soi gan mật và tụyCon chỉ mong mẹ mau khỏi bệnhCử tri quan tâm đến việc thiếu bác sĩ ở các trạm y tế phườngTập huấn sơ cấp cứu khi trẻ hóc dị vật

Từ những thực tế điều trị ở bệnh viện, bác sĩ có thể chia sẻ những trường hợp cấp cứu hóc dị vật cụ thể cần lưu ý?

Trong quá trình điều trị, chúng tôi gặp rất nhiều ca hóc dị vật: hóc hạt nhãn, hóc quả cóc nhỏ, tuy người nhàđã xử trí bằng cách vỗ lưng, ấn ngực, nhưng khi đến bệnh viện (BV), trẻ rơi vào tình trạng ngưng thở, ngưng tim. Như vậy ban đầu, nếu người thân biết xử trí nhưng xử trí không đúng cách sẽ không mang lại cơ hội sống cho trẻ nhiều.

TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi hướng thực hiện sơ cứu với mô hình trẻ

Bài học nào nhóm các bác sĩ y học cộng đồng muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh về chủ đề này?

Đầu tiên chúng tôi muốn nhấn mạnh những tình huống cấp cứu tại chỗ kịp thời cứu tính mạng trẻ. Điển hình nhất tình huống đầu tiên mà mọi người có thể gặp hằng ngày là sặc sữa. Trẻ nhỏ bú mẹ, nhiều lúc bú căng, bú nhiều hơn sẽ bị sặc. Có trường hợp, bé ăn vội, hay vừa ăn, vừa cười/ vừa chơi thì có thể bị hóc hạt hoặcthạch trái cây... Những trường hợp này nếu không sơ cứu tại chỗ kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Trong các đợt tập huấn tới, chúng tôi sẽ mở rộng chủ đề thường gặp như cấp cứu đuối nước hay bị côn trùng cắn, điện giật, ong đốt, bỏng...

Các thao tác cần thiết khi sơ cứu cho trẻ

Những loại thực phẩm gì bố mẹ cần lưu ý để tránh trường hợp hóc dị vật?

Những thực phẩm dễ gây dị vật hiện nay có rất là nhiều nên phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ ăn như: nhãn, chôm chôm, hạt đậu phộng... Đây là những dị vật chúng tôi thường gặp khi điều trị. Mới đây là trường hợp hóc hạt cóc. Ngoài ra còn có những hạt bi hay những hạt đồ chơi nhỏ bị rơi ra. Chúng tôi cũng khuyến cáo lâu lâu bố mẹ nên tập bò với con, sẽ thấy môi trường của trẻ có những dị vật gì nhỏ thì chúng ta phải lượm và vất đi hoặc chúng ta cất lại, nếu không trẻ rất tò mò, bé cầm nó chơi rồi bỏ vô miệng dẫn đến hóc dị vật.

Vậy làm sao để mỗi gia đình tự trang bị kiến thức cần thiết này để phòng tránh cho trẻ?

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng đang ấp ủ nhiều dự định, chúng tôi dự định sẽ chia sẻ các video tập huấn qua những phương tiện như facebook, youtube, để mọi người tiếp cận thuận lợi hơn. Dù xem xử trí trên nhiều phương tiện truyền thông đi chăng nữa, học viên phải thực hành, và chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện từng thao tác để học viên có thể chỉ dẫn lại cho người thân của mình. Đó là cách làm hiệu quả hơn tất thảy các phương pháp truyền thông.

Các bà mẹ, giáo viên mầm non thực hành dưới sự hướng dẫn của Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh.

Qua thực tiễn điều trị, bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến cáo nhằm tránh sai lầm nguy hiểm khi xử trí hóc dị vật cho trẻ?

Sai lầm mà chúng tôi gặp nhiều nhất là người nhà không biết sơ cấp cứu tại chỗ. thấy trẻ bị sặc, bị khó thở, tím tái thì bồng bé tới viện với hi vọng bác sĩ cứu được nhưng trường hợp đó chính họ có thể cứu được và họ nắm trong tay quyền cứu đứa bé. Chúng tôi tiếp cận đứa bé muộn sau gia đình rất nhiều, 5-10 -15 phút hay thậm chí 30 phút, đây là những thử thách thực sự khó khăn và áp lực đối với người điều trị. Nếu người thân trẻ được tập huấn, họ có thể cứu được đứa bé ngay tại chỗ.

Nhiều trường hợp người thân sơ cấp cứu trẻ nhưng thực hiện sai gây nguy hại đến sức khỏe đứa trẻ như bôi dầu ăn, kem đánh răng, có thể bôi vào đó cả nước mắm khi thấy trẻ bị bỏng khiến vết thương dễ bị viêm nhiễm hơn

Sai lầm khác mà ta có thể gặp là một số người thấy con bị sặc thì tìm cách móc họng, khiến dị vật đi vào sâu hơn trong đường thở. Lúc này, khả năng cứu trẻ dễ biến thành khó. Có nhiều người biết tuy biết sơ cứu nhưng áp dụng cách vỗ không hợp lí với tình huống của trẻ. Khi vỗ thì phải để đầu đứa bé thấp để dị vật có thể bật ra ngoài và nên chọn tư thế an toàn cho bé.

Trong tất cả mọi cấp cứu trẻ, nên hét to gọi những người xung quanh đến trợ giúp để có sự hỗ trợ, chia sẻ kịp thời.

Hướng dẫn xử trí khi bé bị ngạt

Vậy, thời gian vàng để cứu trẻ là khoảng bao lâu thưa bác sĩ?

Thời gian vàng để cứu một đứa trẻ khoảng 4 phút. Nếu cấp cứu trước 4 phút này thì tốt. Sau 4 phút thì còn khả năng cứu trẻ được và những tổn thương có khả năng hồi phục; nhưng sau 10p thì hầu như không thể.

Xin cảm ơn hai bác sĩ và chúc nhóm sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa phục vụ cộng đồng!

L.Tuệ  (Thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Yêu cầu ban chủ nhiệm, trưởng trung tâm, khoa phòng không tắt điện thoại trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Đó là một trong những lưu ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trong kế hoạch khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đơn vị cũng đã xây dựng nội dung chi tiết, chỉ đạo các trung tâm, khoa phòng phân công trực, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông hàng loạt, thảm họa…

Yêu cầu ban chủ nhiệm, trưởng trung tâm, khoa phòng không tắt điện thoại trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh
Return to top