ClockThứ Ba, 13/04/2021 12:39

Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc

TTH.VN - Sáng 13/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhi Hồ Thị T., 3 tuổi (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Đây là trường hợp ghép tế bào gốc tự thân trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam.

Tặng quà Tết cho bệnh nhi ung thưLần đầu xạ phẫu thành công cho bệnh nhi động kinh kháng thuốcBệnh nhi thứ 5 được ghép tế bào gốc ra việnGhép tế bào gốc cho một bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh

GS.TS Phạm Như Hiệp (đứng, thứ hai từ trái qua) tặng quà cho bé T. ngày ra viện

Ghép tế bào gốc tạo máu hiện là một phương pháp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý ác tính ở trẻ em. U nguyên bào võng mạc là một khối u ác tính của võng mạc trung tâm phôi và là khối u ác tính hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khối u có thể phát triển ở một hoặc hai bên mắt. Trong một số trường hợp, chúng có thể di căn xa đến các cơ quan trong cơ thể.

Những bệnh nhân u nguyên bào võng mạc khu trú ở mắt có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân có biểu hiện di căn xa (giai đoạn IV) có tiên lượng xấu với các hóa chất điều trị thông thường. Bệnh nhi Hồ Thị T. nhập viện tháng 9/2020, được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn giai đoạn 4a. Nếu không được ghép tế bào gốc tự thân, bé sẽ không thể giữ được tính mạng.

Với Hồ Thị T., ngoài sự đặc biệt khi bé là ca bệnh đầu tiên của Việt Nam được ghép thành công tế bào gốc tự thân trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc, bé còn là bệnh nhi dân tộc thiểu số và toàn bộ chi phí hơn 400 triệu đồng điều trị ca bệnh đều do Bệnh viện Trung ương Huế kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ.

Chúc mừng bệnh nhi ra viện, GS. TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nhấn mạnh: Ghép tế bào gốc là một kỹ thuật cao trong điều trị ung thư. Trong đó, ghép tế bào gốc trên bệnh lý u nguyên bào võng mạc là một kỹ thuật khó. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kỹ thuật này lần đầu tiên đã được Trung tâm Nhi của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện. Trong quá trình ghép tế bào gốc và điều trị, khó khăn nhất là khi bệnh nhi có xuất hiện các biến chứng của nhiễm trùng. Nhưng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ê kíp, bệnh nhi đã vượt qua nhiễm trùng, các chỉ số sức khỏe ổn định và hồi phục.

Tin, ảnh: Đồng Văn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top