ClockThứ Năm, 09/06/2022 14:36

23 bệnh viện đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép tạng

Theo Phó Giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, có 23 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép một trong 6 bộ phận cơ thể người.

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên ViệtHồi sinh sau ca ghép tim xuyên ViệtNguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gia tăng sau khi nhiễm COVID-19Tiềm năng của phương pháp cấy ghép nội tạng lợn biến đổi gen cho người

Kíp bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiến hành ghép gan cho cháu bé 13 tuổi. (Nguồn: Benhvien108.vn)

Phó Giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người, được ghi nhận là một trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20. Kỹ thuật này đã giúp cải thiện và kéo dài cuộc sống cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, thành công kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người được đánh dấu bằng ca ghép thận thành công đầu tiên tại Học viện Quân y vào năm 1992.

“Kỹ thuật ghép tạng là đỉnh cao của y học, chúng ta có thể cứu sống nhiều người bệnh tưởng chừng 'vô phương cứu chữa." Điều này cũng chứng minh rằng y học Việt Nam có thể thực hiện được tất cả những kỹ thuật khó của y học thế giới về ghép mô, bộ phận cơ thể người,” Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia chia sẻ.

Hiện tại, cả nước có 23 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép một trong 6 bộ phận cơ thể người.

“Một là kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não; hai là kỹ thuật lấy, ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não; ba là kỹ thuật lấy, ghép phổi từ người hiến sống và từ người hiến chết não; bốn là kỹ thuật lấy, ghép tim từ người hiến chết não; năm là, kỹ thuật lấy, ghép tụy từ người hiến chết não và kỹ thuật lấy, ghép tụy-thận từ người cho chết não; sáu là kỹ thuật lấy, ghép chi thể từ chi thể không còn khả năng bảo tồn, từ người hiến sống và từ người hiến chết não," Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê cho biết.

Theo số liệu của Hội ghép tạng Việt Nam, từ năm 1992 đến ngày 31/3/2022, Việt Nam ghép tạng cho 6.550 người. Số người được ghép thận là 6.094 ca; số người được ghép gan là 384 ca; số người được ghép tim là 59 ca; số người được thép phổi là 9 ca; số người được ghép tụy-thận l là 1 ca; số người được ghép tim-phổi là 1 ca; số người được ghép ruột là 2 ca. Số ca được ghép từ người hiến chết não quá khiêm tốn so với nhu cầu của người bệnh suy tạng cần được ghép.

Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động cho 10 ngân hàng mô, trong đó có một số ngân hàng mô chuyên biệt (tế bào gốc) và đã thực hiện được hàng nghìn ca ghép mô (giác mạc, da, tủy...). Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thi hành, quy định về ngân hàng mô trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, văn bản hướng dẫn đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp.

Cuối tháng 3/2022, Cục Quản lý Khám, chữa bênh đã tổ chức Hội thảo cập nhật và xây dựng các Hướng dẫn chuyên môn về ghép tạng. Hiện Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng và Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn chuyên môn về lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo Quyết định số 1427/QĐ-BYT.

Ban soạn thảo có nhiệm vụ xây dựng Hướng dẫn chuyên môn về lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, trong đó xây dựng ban hành đầy đủ Danh mục kỹ thuật và Quy trình chuyên môn kỹ thuật trong chuyên ngành lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến sống và người hiến chết não để trên cơ sở đó xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật, giá dịch vụ ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến sống và người hiến chết não.

Ban soạn thảo và Hội đồng xây dựng, góp ý Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Trong quá trình triển khai thực tiễn vẫn còn tồn tại một số nội dung cần sửa đổi Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác để phù hợp với Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Để tăng số lượng người bệnh được ghép từ người hiến chết não, Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê kêu gọi mọi người dân có tấm lòng nhân hậu, một nghĩa cử cao đẹp hãy cùng chung tay đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người ngay từ lúc còn sống và gia đình không may có người chết não vận động mọi người thấu hiểu để hiến mô, bộ phận cơ thể người ngay hôm nay với thông điệp “Hiến đi là còn mãi".

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe

TIN MỚI

Return to top