ClockThứ Năm, 10/11/2016 15:38

Băn khoăn chuyện “thông hành” cho người bệnh

TTH - Lâu nay, mỗi khi đi khám chữa bệnh (KCB), nhiều người thường chọn con đường nhanh nhất là đến các bệnh viện (BV) tuyến trên.

Lâu nay, mỗi khi đi khám chữa bệnh (KCB), nhiều người thường chọn con đường nhanh nhất là đến các bệnh viện (BV) tuyến trên. Việc bỏ qua các cơ sở y tế tuyến dưới (như trạm y tế, BV đa khoa huyện, tỉnh) đồng nghĩa với việc bỏ qua giấy chuyển tuyến và những quyền lợi từ BHYT mà người dân đáng được hưởng (nếu có mua BHYT).

Một người công tác ở BV tuyến tỉnh trăn trở, ngoài công việc chăm sóc bệnh nhân, họ luôn “mệt mỏi” là phải tìm cách giải thích, từ chối những người quen nhờ xin giấy chuyển viện. Trường hợp bệnh có trong danh mục được chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế thì chẳng bận tâm, nhưng rất nhiều trường hợp bệnh chữa trị được ở tuyến dưới, nhưng người nhà vẫn có nhu cầu chuyển lên BV tuyến trên. Nhiều người chưa rõ trong trường hợp nào thì cơ sở y tế tuyến dưới cho chuyển viện, trường hợp nào thì không nhưng vẫn cứ nhờ người quen trong ngành “can thiệp”. 

nhiều người bệnh muốn xin chuyển viện hoặc chấp nhận vượt tuyến là do chưa yên tâm với trình độ chuyên môn các bác sĩ tại cơ sở KCB theo đúng tuyến bảo hiểm. Sự “không yên tâm” đó cũng có cơ sở. Mới đây, người chị ghé thăm nhà chia sẻ câu chuyện ở quê, tôi lại đâm ra lo. Chị kể, chồng của người bạn đau bụng đưa về BV huyện cấp cứu. Không hiểu thế nào các bác sĩ siêu âm, chẩn đoán anh ấy có một khối u ở trực tràng và giữ lại điều trị. Người thân hoang mang mấy ngày liền vì sợ anh mắc bệnh hiểm nghèo. mấy hôm, nhờ sự can thiệp của bạn bè, anh chồng được chuyển lên BV TW Huế khám, chẩn đoán lâm sàng. Kết quả, cả nhà mừng rơn vì các bác sĩ ở BV TW Huế phát hiện bệnh của anh ấy là do một dị vật. Hiện, sức khỏe anh ấy đã phục hồi nhưng ai cũng đau đáu với nghi vấn, nếu theo sự chỉ định và điều trị tại BV huyện, liệu mạng sống anh có an toàn?!...   

Vậy là quan điểm chuyển tuyến, vượt tuyến để an toàn cũng có phần xuất phát từ những câu chuyện thiếu niềm tin. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào yêu cầu chuyển viện cho bệnh nhân cũng hợp lý. Vì rằng có những ca bệnh hoàn toàn chữa trị được ở tuyến dưới.

 vấn đề người bệnh quan tâm là niềm tin, là chất lượng điều trị. Không phải tự nhiên mà người bệnh muốn mua rắc rối cho mình khi phải nằm điều trị ở các BV xa nhà với đủ thứ chi phí. một khi chưa tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các bác sĩ, thì với người bệnh, xin chuyển tuyến, vượt tuyến là giải pháp “chẳng đặng đừng”.

Cần học cách làm của BV huyện Phú Vang, cơ sở y tế tuyến huyện được chuẩn hóa chất lượng. Năng lực chuyên môn cùng thái độ tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ nơi đây được người dân tin tưởng, mến phục. Bình quân mỗi ngày, BV Phú Vang đón từ 500- 700 lượt bệnh đến khám ngoại trú, tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến trên chỉ 1- 2%. Điều đó cho thấy, thương hiệu của BV là niềm tin từ bệnh nhân. Niềm tin đó được tạo dựng bởi trình độ chuyên môn và sự tận tâm của các y, bác sĩ đối với người bệnh. 

Liên quan đến vấn đề chuyển tuyến, Bộ Y tế đã có quy định rõ về danh mục 47 trường hợp được chuyển viện (theo Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), cần tuyên truyền cho người dân hiểu để yên tâm điều trị, không tạo dư luận xấu nhằm tăng áp lực cho bệnh viện tuyến trên. Mặt khác, vẫn là câu chuyện niềm tin, các cơ sở y tế địa phương, ngoài việc tuân thủ theo quy chế chuyển tuyến để người dân không bị mất quyền lợi, phải quyết tâm nâng cao chất lượng khám điều trị đúng tuyến của mình.

VĂN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh?!

Mấy hôm nay chuyển trời, nghe trong người không được khỏe nên cô tôi quyết định đi khám cho chắc chuyện. Có bảo hiểm y tế (BHYT), nhưng cô mua cốt để phòng khi xui xẻo phải nhập viện, còn bình thường, cô hay đến các phòng khám tư cho nhanh gọn, ít rườm rà. Lần này, theo giới thiệu, cô tìm đến phòng khám của bác sĩ D., một bác sĩ nội khoa khá nổi tiếng.

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh
Trách nhiệm với người bệnh

“Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã thực hiện tốt phong trào hiến máu tình nguyện. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức từ 1 đến 2 đợt hiến máu với hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia”. Đó là chia sẻ của Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh.

Trách nhiệm với người bệnh
Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng

Ngày 26/6, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Chương trình Hành trình Đỏ “Kết nối dòng máu Việt”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài cùng đại diện các cơ quan đơn vị, hàng trăm hội viên Hội Chữ thập đỏ, tình nguyện viên hiến máu

Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạng
Return to top