ClockChủ Nhật, 02/04/2023 14:47

Bệnh dại đe dọa cộng đồng

Trong 3 tháng đầu năm, tại một số địa phương đã ghi nhận nhiều người dân đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng dại.

Giám sát nước thải có thể phát hiện sự lây lan của dịch bệnhCOVID-19 là bài học kinh nghiệm cho đại dịch tiếp theoBệnh viện Tâm thần Huế công bố số tổng đài chăm sóc khách hàng

leftcenterrightdel
Tiêm vaccine phòng dại cho chó nhằm giúp chúng khỏe mạnh và tránh nguy cơ lây lan bệnh dại 

Bộ Y tế cho biết, mỗi năm vẫn có hơn 500.000 người bị chó, mèo cắn. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên, bệnh dại gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine. Bệnh dại khi đã có dấu hiệu lâm sàng thì tỷ lệ tử vong là 100%. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 70-110 người tử vong vì bệnh dại trong vòng 10 năm qua.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên, thường tác động lên hệ thần kinh con người. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Thông thường thời kỳ lây truyền bệnh dại ở chó nhà là từ 3 - 7 ngày trước khi chết và trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày trước khi có biểu hiện dại thì virus dại đã thải ra đến tuyến nước bọt của con vật. Vì vậy, nếu bị cắn trong giai đoạn này vẫn có thể mắc bệnh, mặc dù tại thời điểm bị cắn thấy chó vẫn bình thường. Ông Phu cũng lưu ý: Bằng mắt thường không thể phân biệt được con chó cắn người có mang virus dại hay không, do đó khi có người nhà bị chó dại cắn cần theo dõi con vật. Nếu bị cắn mà không biết chắc con chó có bị dại không thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 - 90 ngày. Vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Còn BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương thì chia sẻ, nhiều trường hợp nghĩ chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vaccine phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được.

Về giải pháp để loại trừ bệnh dại trên người, các chuyên gia y tế cho rằng, quan trọng nhất là tiêm phòng cho đàn chó mèo và tỷ lệ tiêm liên tục trong nhiều năm phải đạt trên 70%. Tiếp đến là tiêm vaccine phòng bệnh cho người có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại và tiêm huyết thanh kháng bệnh dại cho người bị chó mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa.   

Theo Đại đoàn kết
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việc nhỏ, tránh hậu quả lớn

Việc nuôi chó, mèo của nhiều hộ dân không đúng theo quy định, đã gây ra nhiều hệ lụy cho chính người nuôi và xã hội…

Việc nhỏ, tránh hậu quả lớn
Cần có định hướng cụ thể cho ngành sản xuất mỹ phẩm

Ngày 16/6, tại TP. Huế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Cần có định hướng cụ thể cho ngành sản xuất mỹ phẩm
Để thuốc hiếm không ‘khó tìm’

Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, dự kiến có thể có từ 3 - 6 trung tâm trên cả nước.

Để thuốc hiếm không ‘khó tìm’

TIN MỚI

Return to top