ClockThứ Bảy, 29/04/2023 07:33

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ

Ngày 28/4, Bộ Y tế có Công văn số 2598/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4 - 1/5.

Bệnh viện lên tinh thần, sẵn sàng chuyển trạng thái chống dịch COVID-19Sẵn sàng ứng phó tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy raKhông chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19

leftcenterrightdel
 Lực lượng CSGT Hà Nội tham gia cùng lực lượng y tế phòng chống dịch COVID-19.

Công văn nêu rõ, trong tháng 4/2023, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm đã được ghi nhận số mắc gia tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như: COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hiện nay, hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao). Cùng đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn (nhất là trong thời gian nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4 - 1/5) gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.  

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch; Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 ban hành kèm Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023; chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Các địa phương có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể.

Các địa phương chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus; bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, nhóm di biến động, người bị suy giảm miễn dịch…)

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao. Đồng thời chú trọng kiểm tra giám sát việc thực hiện; xử lý kịp thời các vi phạm; biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên cán bộ y tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần nên nhu cầu đặt vé tàu lửa, máy bay để đi du lịch hay về quê hiện nay khá chộn rộn. Dịp lễ năm nay được nghỉ liên tục 5 ngày nên nhiều người có kế hoạch đặt mua vé sớm với hy vọng để “săn” vé giá rẻ.

Vé máy bay, tàu lửa “nóng dần” vào dịp lễ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top