ClockThứ Bảy, 04/09/2021 06:30

Chặn dịch, đâu chỉ tuyến đầu

Vẫn là câu chuyện ý thứcGhi nhận thêm 25 ca bệnh COVID-19, trong đó có 2 ca phát hiện tại khu phong tỏa“Có những bác sĩ hồi sức phải làm việc với cường độ 500%”

1. Tuyến đầu chống dịch COVID-19 đầu tiên với Thừa Thiên Huế được hiểu là chốt trạm giám sát dịch tễ ở các cửa ngõ giao thông. Ngoài các trạm ở phía nam (Phú Lộc), phía bắc (Phong Điền) hay vùng biên giới, còn có các đầu mối là sân bay, bến xe, nhà ga… Đó là tuyến đầu ngăn chặn không cho dịch bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho công nhân

COVID-19 xâm nhập vào địa bàn. Làm nhiệm vụ nơi đây, có lực lượng công an, quân đội, y tế, giao thông, cán bộ cơ sở, tình nguyện viên… Họ phải thường xuyên canh gác, tuần tra, chốt trực, điều tiết giao thông, đo thân nhiệt, khai báo y tế đối với người và phương tiện đi qua, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Hơn cả năm nay, các chốt trạm giám sát dịch tễ ở 2 cửa ngõ bắc - nam đều trong tình trạng hoạt động và sẵn sàng hoạt động. Riêng ở phía nam, cuối tháng bảy đến nay là thời gian cao điểm khi có rất nhiều người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía nam về quê “tránh dịch”. Có mặt tại chốt chặn kiểm dịch bệnh số 5 vào một ngày cuối tháng 7, tôi đã cảm nhận được sự vất vả của lực lượng làm nhiệm vụ khi họ phải đối mặt cùng lúc với hàng trăm con người vật vờ và mỏi mệt trong cái nắng gay gắt của ngày hè.   

Không phải mọi chuyện đều êm xuôi. Vẫn còn nan giải từ nhiều phía. Thế nhưng, điều ai cũng có thể cảm nhận được là Thừa Thiên Huế sẽ không được như hôm nay, nếu tuyến đầu này không vững chắc.   

2. Khi mà vắc-xin chưa thể đến được với tất cả mọi người thì cùng với thực hiện tốt thông điệp 5K, cách ly là cách bảo đảm an toàn trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Ngay từ các đợt dịch đầu tiên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã thành lập khu cách ly T1, T2, T3, T4. Tình hình dịch bệnh càng phức tạp, Ban Chỉ đạo tiếp tục chủ động mở thêm các khung cách ly T5, T6, T7. Đến nay, tỉnh có 16 khung cách ly tăng cường. Thừa Thiên Huế đang có 3 tuyến cách ly. Mức độ ban đầu là sử dụng các khu cách ly cấp tỉnh. Tuyến thứ hai là khung cách ly cấp huyện. Tuyến thứ 3 là cấp xã, tận dụng cơ sở trường tiểu học, mầm non trong tình huống dịch bệnh ở trạng thái cao hơn.

Tại các điểm cách ly tập trung, mọi hoạt động đều được cập nhật, báo cáo đầy đủ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp tương đương từ chất lượng khẩu phần ăn của công dân, công tác tiếp nhận công dân, kết quả xét nghiệm và test nhanh hằng ngày, tình hình, số lượng người, phương tiện qua lại, kết quả kiểm tra y tế tại các chốt… Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khẳng định: “Chúng tôi xác định trong công tác phòng, chống dịch thì quân đội có vai trò quan trọng trong cách ly tập trung; công an tiến hành truy vết; lực lượng y tế điều tra dịch tễ, tạo thành thế “kiềng 3 chân” vững chắc”.

Từ năm ngoái đến nay, đặc biệt là trong đợt dịch lần thứ 4 này bùng phát mặc dù số lượng F0 trên địa bàn tỉnh không nhiều, nhưng không có nghĩa là tình hình không phức tạp. Vậy nhưng, Thừa Thiên Huế vẫn cơ bản an toàn, trong đó có vai trò rất lớn của các khu cách ly trong tư thế là tuyến đầu chống dịch. 

3. Thật ấn tượng với con số về 138 tổ phòng, chống dịch cộng đồng ở các thôn, bản, tổ dân phố ở 16 xã, thị trấn với hơn 1.000 thành viên ở Phong Điền. Tính chung trên địa bàn toàn tỉnh có số này sẽ gấp khoảng 10 lần. Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tổ phòng, chống dịch cộng đồng ra đời và đây là cầu nối chủ động giữa ban chỉ đạo các cấp với người dân, làm tốt nhiệm vụ nắm bắt thông tin và tình hình cơ sở, phát hiện, truy vết, cách ly trong phòng, chống dịch bệnh.

Mới đây là vào tối 9/8, cả tỉnh bàng hoàng khi hay tin ca nhiễm cộng đồng xuất hiện là trường hợp của anh L.V.P (32 tuổi, trú ở thị trấn Phong Điền) có công việc liên quan đến nhiều người. Ngay lập tức, các biện pháp cấp bách đối với khu vực “có nguy cơ lây nhiễm cao” được triển khai. Cùng với sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, các tổ phòng, chống dịch cộng đồng cũng nhanh chóng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” trong việc phối hợp vận động, truy vết, cách ly và cả những hỗ trợ cần thiết đã góp phần ngăn chặn không để tiếp tục lây lan, xuất hiện các F0 tại địa bàn.

Bà Lê Thị Hòa, thành viên Tổ phòng, chống dịch cộng đồng tổ dân phố Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền chia sẻ, tuy vất vả nhưng anh em trong tổ cảm thấy rất vui và tự hào. Mỗi thành viên là một tuyên truyền viên tích cực thông tin về tình hình dịch bệnh, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Sự ra đời của tổ phòng, chống dịch cộng đồng và Phong Điền là điểm sáng trong phòng ngừa từ xa. Thừa Thiên Huế có được sự an toàn, không có nhiều ca F0 ở cộng đồng cũng bởi có sự góp sức không nhỏ này.

4. Ngay từ tháng 3/2020 khi dịch COVID-19 mới trong giai đoạn dịch bệnh bắt đầu, kiểm tra tình hình ở Thừa Thiên Huế, PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã xem Thừa Thiên Huế là một điểm sáng, là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng khu nghỉ dưỡng để làm khu cách ly. Ông Sơn cũng đánh giá cao việc chủ động, sự vào cuộc tích cực trong công tác phòng, chống dịch của hệ thống chính quyền, góp phần cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Tinh thần đó vẫn được thể hiện suốt trong hơn 1 năm qua.

Con số những bệnh nhân COVID-19 được phát hiện khá nhiều gần đây ở Thừa Thiên Huế khiến cho mọi người quan ngại, nhất là khi số người được tiêm phòng vắc-xin còn khiêm tốn. Thế nhưng, đáng nói khi đa phần đó là những ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly có nguồn gốc từ phía nam ra. Vẫn có một số ca cộng đồng phát hiện ở Phong Điền, Phú Lộc nhưng đã nhanh chóng được truy vết, khoanh vùng và dập tắt, không để lây lan thành những ổ dịch.

Xin mượn lời của ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay lời kết: “Để bảo vệ được kết quả phòng, chống dịch COVID-19, chúng ta phải tin tưởng vào các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của tỉnh. Cần truyền thông nhiều hơn, rõ hơn nữa những chủ trương, biện pháp đó để người dân biết, hiểu và đồng lòng cùng tỉnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch một cách hiệu quả”.

Bài, ảnh: Thu Thủy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Mãn kinh không đợi tuổi: Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong đời sống của phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, quá trình này có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người, thường xảy ra trong khoảng 40-50 tuổi. Mãn kinh sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của phụ nữ. Bài viết này sẽ khám phá tác động đa chiều của mãn kinh đến sức khỏe phụ nữ. Tìm hiểu ngay nhé!

Mãn kinh không đợi tuổi Các biện pháp bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

Chiều 6/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thực hiện Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng
Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng
Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Return to top