ClockThứ Sáu, 29/01/2021 14:55

“Cho bớt muối - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay đồ mặn”

TTH - Đó là thông điệp đơn giản, nhưng quan trọng của ngành y tế đối với cộng đồng về thực hành giảm muối ăn trong lựa chọn, chế biến thực phẩm trong gia đình để phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh không lây nhiễm khác.

Việc đơn giản

Người dân Việt Nam còn nhiều khó khăn nên hầu hết trong mỗi gia đình người Việt đều có thế hệ ông bà, cha mẹ nhờ “thẩu muối, vựa cà” mà lớn lên. Việc luôn chuẩn bị sẵn mắm cá, mắm tép hay hũ dưa cà, dưa muối cho mỗi bữa ăn là thói quen khó bỏ.

Dù đã có tuổi nhưng trên mâm cơm của vợ chồng ông bà Minh, mỗi tuần ít nhất cũng có 4 bữa ăn có món dưa cải muối chua hoặc ruốc chấm, hôm quả dưa hôm quả vả. Nhiều bữa cô con gái nhăn mặt nói mẹ thay đổi thói quen chuẩn bị đồ muối chua trong nhà, mà bà không chịu. Bà còn mắng con, chưa phú mà đã tính chuyện phụ bần. Bà còn nói lý, xưa nhờ tằn tiện mắm muối mới đủ sức nuôi đủ 5 đứa con học hành thành người. Giờ điều kiện mới chỉ khá hơn một chút đã sinh chuyện mặn nhạt. Cô con gái không vừa. Lúc đầu còn yên lặng, những lần sau thì cô thuyết phục mẹ bằng những bản tin trên ti vi, trên báo về những bệnh của người già do thói quen ăn mặn. Bà Minh nghe thì nghe vậy nhưng cũng chỉ coi đó là chuyện “ngoài cổng nhà mình”, còn lâu bệnh mới vận vô nhà. Tuổi ông bà đã qua ngưỡng “thọ” rồi, có thấy gì đâu.

Đùng một cái, ông Minh nhập viện do ngột tim. Sau gần cả tháng chật vật điều trị ổn định sức khỏe, ông mới được đặt stent mạch vành và về nhà. Ngoài vấn đề về tim mạch, ông Minh có cân nặng vượt chuẩn so với tuổi nên cũng được nhân viên y tế hướng dẫn chế độ ăn uống hạn chế muối, đường và tăng cường rau củ quả. Lấy tình trạng sức khỏe của bố làm chuẩn, cô con gái bà Minh mới ép được mẹ thay đổi cách chế biến các món ăn để đảm bảo sức khỏe. Tuy khó và phải kiên trì tác động, dần dần trên mâm cơm của gia đình bà Minh mới không còn các món muối chua, không có chén nước mắm ớt hay dĩa muối tiêu đậm vị.

Phòng được nhiều bệnh

Muối là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp bảo quản thực phẩm, giúp đồ ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự sống của con người không thể thiếu muối. Nhưng sử dụng muối thế nào cho hợp lý, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe là điều mà không phải ai cũng hiểu đúng và thực hành đúng. Thực tế, nhiều người vẫn coi việc nuông chiều khẩu vị là một cách để thưởng thức cuộc sống. Nhưng việc nuông chiều ấy ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của chính bản thân mình và người thân thì hoàn toàn không đáng.

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh. Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…

Viện Tim mạch quốc gia đã từng thống kê, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp; cứ 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường là chú ý giảm lượng muối ăn vào hàng ngày. Tổ chức y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo, người dân nên ăn chế độ ăn giảm muối phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm.

Có nhiều cách đơn giản mà mỗi người dân, mỗi gia đình có thể thực hiện dễ dàng để giảm lượng muối ăn, gồm: Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… khi chế biến thức ăn. Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp. Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn. Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Tiện ích cho người nộp thuế

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế (NNT), từ tháng 10/2024, TP. Huế đã triển khai ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile cho 11.000 hộ kinh doanh trên địa bàn.

Tiện ích cho người nộp thuế
Tạo đà cho tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm phải đạt từ 8,5% - 9,5%, trong khi đó, tăng trưởng 6 tháng mới chỉ đạt 6,01%. Trong bối cảnh doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, áp lực tăng trưởng những tháng cuối năm là rất lớn.

Tạo đà cho tăng trưởng
Ứng phó với môi trường bất lợi cho thủy sản nuôi

Kết quả quan trắc vào đầu tháng 7/2024, đa số chỉ tiêu môi trường tại các điểm cấp nước cho nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển, đầm phá và trên sông đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số yếu tố môi trường bất lợi cho NTTS trong thời gian đến.

Ứng phó với môi trường bất lợi cho thủy sản nuôi

TIN MỚI

Return to top