ClockThứ Tư, 12/07/2017 13:36
Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế

Chữa khỏi động kinh bằng phẫu thuật

TTH - Hiện nay, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế là bệnh viện duy nhất ở miền Trung chữa khỏi động kinh bằng phẫu thuật cho bệnh nhân.

ThS.BS.Trương Văn Trí (giữa) và ê-kíp thực hiện ca mổ cho bệnh nhân Lê H

Ca mổ đầu tiên

Trường hợp đầu tiên được chữa khỏi động kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế là bệnh nhân Lê H. (21 tuổi, ở A Lưới). Bệnh nhân bị động kinh từ nhỏ, ảnh hưởng đến việc học tập. Hai năm gần đây, số cơn động kinh trở nên nhiều hơn, mỗi ngày lên 1 - 3 cơn. Bệnh nhân đã dùng các loại thuốc chống động kinh khác nhau nhưng không có hiệu quả và không thể làm việc được. Dựa vào khám lâm sàng, kết quả điện não đồ và chụp MRI, các bác sĩ của đơn vị phẫu thuật thần kinh chẩn đoán bệnh nhân bị động kinh thái dương do xơ hóa hồi hải mã bên phải và đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ phần thùy thái dương bên phải của não.

“Gia đình bệnh nhân trước mổ khá lo lắng vì đây là phẫu thuật ở não, nếu tai biến xảy ra thì có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Mặc dù đã được giải thích tỷ lệ xảy ra những tai biến này là rất thấp nhưng bệnh nhân rất căng thẳng và lo lắng. Sau một thời gian cân nhắc, xét thấy chất lượng sống quá kém, ngày nào cũng bị động kinh không làm được việc gì, bản thân là một gánh nặng cho gia đình nên bệnh nhân và người nhà đã đồng ý mổ”, ThS. BS. Trương Văn Trí - Trưởng đơn vị phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế, trưởng ê-kíp phẫu thuật cho biết. "Sau khi mổ xong, em đã hết hẳn động kinh. Giờ đã em có thể làm việc bình thường, không còn phải ở nhà như trước nữa. Em và cả gia đình rất vui", bệnh nhân Lê H. nói.

“Khi thực hiện ca mổ đầu tiên, có rất nhiều áp lực, trong đó mong muốn nhất là bệnh nhân sẽ hết động kinh và trở về với cuộc sống bình thường, qua đó tạo niềm tin cho các bệnh nhân cũng như đồng nghiệp rằng phẫu thuật có thể đem đến cơ hội cho các bệnh nhân động kinh kháng thuốc”, ThS. BS. Trương Văn Trí nhớ lại cảm xúc của mình về ca mổ động kinh đầu tiên kéo dài 7 tiếng cho bệnh nhân Lê H.

Vượt qua nhiều khó khăn và lực cản

Để triển khai phẫu thuật động kinh, ThS. BS. Trương Văn Trí và các bác sĩ ở Đơn vị phẫu thuật thần kinh đã phải vượt qua nhiều khó khăn và lực cản. Quan trọng là thuyết phục được mọi người rằng, phẫu thuật động kinh có thể giúp bệnh nhân hết lên cơn động kinh. Bởi hiện tại, vẫn có nhiều nhân viên y tế và bệnh nhân nghi ngờ vào việc sử dụng phẫu thuật để điều trị động kinh.

Theo ThS. BS. Trương Văn Trí, cái khó đầu tiên trong phẫu thuật động kinh là phải chỉ định đúng bệnh. “Để chọn được đúng bệnh, vai trò của bác sĩ nội thần kinh rất quan trọng. Bác sĩ nội thần kinh sẽ khám bệnh, đọc điện não đồ và xem phim MRI để giúp phẫu thuật viên xác định ổ động kinh nằm ở vị trí nào trên não bộ. Phẫu thuật viên sẽ thực hiện mổ lấy ổ động kinh, cái khó là phải lấy được toàn bộ ổ động kinh mà không gây tổn thương các cấu trúc thần kinh xung quanh. Những tai biến có thể xảy ra là nhiễm trùng, xuất huyết não, yếu liệt… ”, ThS. BS. Trương Văn Trí cho hay.

Tiếp sau thành công của ca mổ động kinh đầu tiên, các bác sĩ  đơn vị phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân động kinh khác đến từ Đắk Lắk, giúp bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn. Sắp tới, đội ngũ y bác sĩ ở đây sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều ca mổ động kinh nhằm giúp bệnh nhân không còn bị các cơn động kinh hành hạ và trở lại với cuộc sống bình thường.

Ngọc Hà

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

TIN MỚI

Return to top