ClockThứ Hai, 05/08/2019 11:10

Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng bằng tế bào gốc

TTH.VN - Sáng 5/8, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, vừa cứu sống bệnh nhân T.V.N. (33 tuổi, Quảng Trạch, Quảng Bình) bị chấn thượng sọ não nặng (CTSN) bằng can thiệp tế bào gốc.

Cứu bệnh nhi người Lào bị xương cá găm trong phổi hơn 1 thángBệnh viện Trung ương Huế chuyển giao nhiều kỹ thuật cao cho Trung tâm y tế Phong ĐiềnGiảm thương tật và dị dạng nhờ kỹ thuật mới

Trước đó, ngày 11/7/2019, anh N. nhập viện tại khoa Cấp cứu, BV Trung ương Huế do tai nạn giao thông. Thời điểm này, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, CT Scan sọ não bệnh nhân cho thấy có máu tụ ngoài màng cứng bán cầu não trái. Bệnh nhân N. được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu sau đó bằng cách mở rộng sọ bên trái để giải phóng chèn ép não, lấy toàn bộ khối máu tụ gây chèn ép não và loại bỏ mô não dập nát hoại tử gây hiện tượng chảy máu; đồng thời cũng cầm máu các thương tổn đang chảy máu trong sọ.

Bệnh nhân N. dần tỉnh táo tại Khoa GMHS A

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Gây mê hồi sức (GMHS) A, BV Trung ương Huế để theo dõi và được ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương lần một sau thời điểm mổ khoảng 2 giờ. Tại thời điểm này, bệnh nhân được hồi sức tích cực bằng thở máy, dùng thuốc an thần, thuốc chống phù não, điều trị hồi sức tích cực, dinh dưỡng, truyền máu...

Sau phẫu thuật 10 ngày, bệnh nhân tiếp tục được ghép tế bào gốc lần hai. Hiện, bệnh nhân N. tỉnh lại hoàn toàn, Glasgow đã tăng lên hơn 10 điểm, bắt đầu nhận biết người thân và ăn uống qua đường miệng, thực hiện vệ sinh cá nhân với sự trợ giúp của người thân.

Theo lãnh đạo Khoa GMHS A, đây là 1/17 trường hợp CTSN nặng, tiên lượng tử vong cao nhưng được cứu sống nhờ can thiệp phẫu thuật sớm và hồi sức tích cực kèm sử dụng tế bào gốc tự thân-một giải pháp mới nằm trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước "Sử dụng tế bào gốc tự thân trong cấp cứu điều trị bệnh nhân CTSN nặng" của PGS.TS Nguyễn Viết Quang đang triển khai giai đoạn 2018 - 2020 tại BV Trung ương Huế.

Công trình nghiên cứu này bước đầu rất khả quan, góp phần vào điều trị các bệnh nhân bị CTSN nặng đạt kết quả cao như tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ tỷ vong và tàn phế, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và cộng đồng xã hội.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

Trong 2 ngày 25 - 26/10, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024) với chủ đề “Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21”.

Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

TIN MỚI

Return to top