ClockThứ Hai, 04/04/2022 06:29

Trẻ F0 ở nhà, lúc nào cần đến cơ sở y tế?

TTH - Phần lớn trẻ nhiễm COVID-19 thường nhẹ, không có biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng và được chăm sóc, theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đáp ứng viêm quá mức khiến trẻ sốt dai dẳng, nguy cơ dẫn đến tổn tương đa cơ quan và cần được xử lý kịp thời.

Bác sĩ trẻ tư vấn, hỗ trợ điều trị cho F0 tại nhà4 bước cha mẹ cần làm ngay khi phát hiện trẻ là F0Thêm 125 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 79 ca cộng đồngLàng Trẻ em SOS Huế: Thực hiện tốt việc giám sát y tếGhi nhận thêm 4 ca COVID-19

Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của trẻ để báo cho cơ sở y tế khi trẻ điều trị tại nhà. Ảnh: MC

Một kết quả nghiên cứu y khoa từ 167.000 trẻ có triệu chứng khi nhiễm COVID-19 cho thấy, có 13,6% trẻ nhập viện; 13,9% trẻ diễn tiến nặng, trong đó 7,8% phải thở máy, 8,5% phải sử dụng thuốc vận mạch, 0,4% phải can thiệp bằng ECMO và tỷ lệ tử vong chung là 1,3%.

Những yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ diễn tiến nặng hơn khi nhiễm COVID-19? TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức (Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế) thông tin: Đó là trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ béo phì, thừa cân, trẻ có các bệnh lý về mạch máu, tim mạch, gan, thận… “Trẻ nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ thì theo dõi, điều trị tại nhà. Triệu chứng trung bình hoặc viêm phổi thì phải điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, đối với những trẻ có yếu tố nguy cơ như trên nhưng chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ thì cha mẹ cũng cần cân nhắc việc có cho trẻ điều trị tại cơ sở y tế hay không. Chẳng hạn, với một trẻ bị hen phế quản nhiễm COVID-19 đang có khả năng kịch phát hay trở nặng thì phải cho trẻ nhập viện. Nhưng nếu tình trạng hen phế quản của trẻ đang được khống chế thì có thể theo dõi, điều trị cho trẻ tại nhà”.

Cán bộ y tế thăm gia đình có trẻ F0 đang điều trị tại nhà

Lưu ý với các bậc cha mẹ, TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức nói rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ, cha mẹ cần theo dõi để báo cho cơ sở y tế khi trẻ điều trị tại nhà. Đó là khi trẻ sốt trên 380C, đau rát họng, tiêu chảy, bỏ chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 dưới 96%, ăn bú kém. Chỉ cần trẻ có một trong những dấu hiệu trên thì cha mẹ phải thông báo cho nhân viên y tế để kiểm soát khả năng chuyển nặng của trẻ. “Dấu hiệu chuyển nặng nghiêm trọng hơn cần phải cấp cứu và nhập viện ngay lập tức là trẻ thở nhanh, khó thở, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, li bì, khó đánh thức, tím tái môi, đầu chi và chỉ số SpO2 dưới 95%”, TS.BS. Đức nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 200 loại triệu chứng COVID-19 ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Riêng đối với trẻ, những triệu chứng thường gặp là: sốt (63%); ho (34%); buồn nôn/nôn, tiêu chảy (20%); khó thở (18%); có triệu chứng mũi họng, phát ban (17%); mệt mỏi (16%)… Hỗ trợ tư vấn các bậc cha mẹ khi chăm trẻ mắc COVID-19 tại nhà, BS.CKII. Đặng Thị Kim Huyên (Bệnh viện Nhi đồng 2) khuyến cáo: Cha mẹ cần phải cảnh giác với mọi dấu hiệu bất thường của trẻ. Thường, trong tuần đầu trẻ nhiễm bệnh, trẻ có những triệu chứng rõ rệt và rất được cha mẹ quan tâm theo dõi. Tuy nhiên, trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao có diễn tiến chuyển nặng vào khoảng ngày thứ 5 đến thứ 8. Do đó, dù các triệu chứng của trẻ đã thuyên giảm hoặc trẻ không có triệu chứng thì cha mẹ hoàn toàn không dựa vào đó để buông tay, theo dõi trẻ thiếu chặt chẽ. Với trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, cha mẹ phải theo sát trẻ qua mốc thời gian này mới đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà, gia đình cần chuẩn bị: Nhiệt kế; máy đo SpO2 (nếu có); khẩu trang; phương tiện vệ sinh tay; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy; thuốc hạ sốt paracetamol; thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; thuốc giảm ho, ưu tiên các thuốc từ thảo mộc; dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%; thuốc điều trị bệnh nền…

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Món quà ý nghĩa từ... rác

Những chai dầu ăn, nước mắm, gói hạt nêm, hay cây xanh... được đổi từ những túi rác tái chế. Đó không những là món quà mọi người nhận từ các cơ sở hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cũng là cách để bất cứ ai cũng có thể sẻ chia, góp phần chung tay giúp đỡ trẻ em, phụ nữ nghèo và góp phần bảo vệ môi trường. Bởi nguồn thu từ những bì rác tái chế đó được hội LHPN các cấp sử dụng trong việc nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, giúp đỡ phụ nữ nghèo...

Món quà ý nghĩa từ  rác
Giữ lửa “Nightingale”

Lặng lẽ trong các ca phẫu thuật, vất vả ngày đêm chăm sóc sức khỏe người bệnh là bóng dáng của những điều dưỡng (ĐD). 1.800 ĐD ở Bệnh viện Trung ương Huế mang trong mình vô vàn câu chuyện khác nhau về một nghề chuyên biệt được ví von là “nghề của trái tim”. Đồng hành cùng “chiến binh”

Giữ lửa “Nightingale”
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, người tham gia được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây là chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, giúp nhiều người dân vượt qua khó khăn khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Return to top