ClockThứ Sáu, 30/06/2023 19:35

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia​

TTH.VN - Chiều 30/6, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, kết quả đạt được, khó khăn hạn chế và phương hướng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023-2025.

Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhậnCảnh báo rối loạn tâm thần do thuốc lá điện tửBàn giao phòng làm việc và cơ sở vật chất phục vụ kiểm dịch quốc tế​Lan tỏa phong trào hiến máu, hiến tạngTầm quan trọng của dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời

leftcenterrightdel
 Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ các xã miền núi khó khăn Thừa Thiên Huế trong Dự án 7 theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Đó là các Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nội dung thuộc lĩnh vực y tế.

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì.

3 năm qua, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023-2025 thuộc lĩnh vực y tế  tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các đơn vị đã tổ chức khám thai định kỳ tối thiểu 4 lần theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản; phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế đạt 100%. Tổ chức cân đo trẻ dưới 5 tuổi; tổ chức các lớp tập huấn cho y tế tuyến huyện, tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng, giáo viên và học sinh.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho chuyên trách tuyến huyện, tuyến xã, cộng tác viên dinh dưỡng thuộc 25 xã nghèo. Xây dựng, in ấn tài liệu về dinh dưỡng cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cũng đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới tuyến huyện, xã. Đang tiến hành thủ tục để cấp viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 24 tháng tuổi bị thấp còi...

Kết quả trong toàn quốc, tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng từ 90,85% năm 2020 lên 92,03% năm 2022. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tăng từ 91,0% năm 2020 lên 96% năm 2022. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) giảm từ 19,5% năm 2020 xuống 19,2% năm 2022. Bộ Y tế triển khai khảo sát 20/22 địa phương, trong đó, khảo sát được 5.350 ha diện tích đất của 21 huyện triển khai dự án, xác định 63 cây dược liệu có tiềm năng phát triển. Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn. Tổ chức nhiều hội thảo hội nghị nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Giai đoạn 2023-2025, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, địa phương chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; Ưu tiên bố trí kinh phí để các tỉnh miền núi khó khăn và có khả năng điều kiện triển khai tốt các nội dung hoạt động dự án, tiểu dự án; đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, phấn đấu đạt được mục tiêu, hiệu quả của chương trình. 

Tin, ảnh: GIANG HY
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025

Từ ngày 22 đến 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại các Phòng GD&ĐT, các trường trung học phổ thông trực thuộc, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Return to top