ClockThứ Năm, 21/12/2023 12:47

Tham vấn xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030

TTH.VN - Ngày 21/12, Sở Y tế tổ chức hội thảo tham vấn liên ngành xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2050. Tham dự ngoài các bệnh viện, trung tâm y tế còn có Đại diện Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, các ban ngành liên quan.

Kiểm soát yếu tố nguy cơ, đẩy mạnh biện pháp dự phòng bệnh không lây nhiễmQuan tâm nghiên cứu hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển vùng dược liệu quýĐào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô, tạng Cho sự sống nối dàiBệnh nhân người Pháp gửi thư cảm ơn Bệnh viện Trung ương HuếTập huấn về an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ y tế

Người bệnh thực hành các công việc tại Nhà trung chuyển Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng TTYT Phú Vang 

Theo thống kê, toàn tỉnh có 20.408 người khuyết tật chiếm 1,76% dân số. Trong số những người khuyết tật đang được quản lý tại cộng đồng thì 3.645 người có nhu cầu khám xác định khuyết tật ở tuyến trên; 9.142 người có nhu cầu can thiệp chăm sóc, phục hồi chức năng; 4.371 người cần dụng cụ phục hồi chức năng PHCN.

Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh PHCN là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và người dân có vấn đề sức khỏe. Chương trình tập trung duy trì và phát triển mạng lưới PHCN phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Phát triển dịch vụ PHCN trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và PHCN dựa vào cộng đồng...

Theo Giám đốc sở Y tế Trần Kiêm Hảo, chương trình phục hồi chức năng PHCN và PHNC dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh có bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nhiều cơ sở y tế có hướng đầu tư đúng đắn, ngày càng thu dung được nhiều đối tượng có nhu cầu PHCN và điều trị các bệnh mãn tính. Hàng ngàn người khuyết tật được hỗ trợ PHCN và tạo điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập vào cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội.

Qua buổi họp tham vấn, các sở, ban ngành, các đơn vị thảo luận, đóng góp các ý kiến nhằm giúp xác định chiến lược, định hướng triển khai Kế hoạch phát triển hệ thống PHCN hiệu quả, phù hợp thực tế.

Tin, ảnh: LINH TUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật

Ngày 20/12, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) tổ chức ngày hội việc làm cho người khuyết tật (NKT) với chủ đề "Cơ hội không của riêng ai". Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án Hòa nhập 1 - Dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của NKT tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam" trong chiến tranh do USAID tài trợ.

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top