ClockThứ Năm, 30/03/2023 08:12

Tích cực, khẩn trương mua sắm thuốc, vật tư y tế

Được gỡ khó nhờ Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ, các bệnh viện đang đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hoá chất... đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tếĐảm bảo thuốc và vật tư phục vụ điều trị"Cởi trói" đấu thầu thuốc, vật tư y tế

leftcenterrightdel
 Các cơ sở y tế đảm bảo thuốc chữa bệnh cho người dân. Ảnh: TTXVN

Nhanh chóng triển khai, không để người bệnh chờ đợi

Ngay sau khi Nghị định 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết 30/NQ-CP về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế ra đời; các bệnh viện, cơ sở đã nhanh chóng bắt tay vào mua sắm, đấu thầu, kịp thời “cấp cứu” tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07, Bệnh viện đã bắt tay ngay vào việc xây dựng các gói thầu về vật tư, tiêu hao, trang thiết bị. Hiện tại công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện được đảm bảo, không ảnh hưởng quyền lợi của người dân. Bệnh viện cũng đã triển khai áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp với những mặt hàng cần thiết.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bệnh viện đang nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu vật tư, trang thiết bị y tế; dự kiến chỉ trong vài tuần tới, Bệnh viện sẽ đảm bảo đủ vật tư tiêu hao cho khám, chữa bệnh thông thường và cấp cứu. Bệnh viện cũng đã trao đổi với các nhà đầu tư về các máy móc đã hết thời gian liên danh liên kết, trao tặng lại cho Bệnh viện để phục vụ công tác khám, chữa bệnh”.

Còn tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đã tập trung đấu thầu bổ sung được hàng chục danh mục gặp vướng mắc trước đó.

Theo Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Trần Cao Bính, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 của Chính phủ đã tháo gỡ được tới 90 - 95% những vướng mắc tại bệnh viện.

Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), hiện đã không còn cảnh máy móc “đắp chiếu”, đến nay, bệnh viện đã sửa chữa được các máy móc hiện đại, quan trọng; nhiều máy chụp CT, máy xạ trị, máy MRI đã hoạt động bình thường. Các hoạt động mời thầu, mua sắm vật tư tiêu hao cũng đang được bệnh viện gấp rút triển khai. Dự kiến trong thời gian ngắn nữa, các khó khăn của bệnh viện sẽ được giải quyết ổn thỏa.

Theo lãnh đạo các bệnh viện, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa qua đã tháo gỡ đươc rất nhiều khó khăn cho các bệnh viện. Từ đó, các bệnh viện có thể tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao thực hiện chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng bệnh viện.

Tạo sự thông thoáng nhất

Theo Bộ Y tế, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa qua đã “cấp cứu” kịp thời cho những khó khăn đang gặp phải của ngành y tế. Cụ thể, Nghị định 07 đã giải quyết những vướng mắc liên quan đến giấy phép nhập khẩu, số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế; đẩy mạnh việc cấp số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế và tháo gỡ khó khăn trong thu hồi số lưu hành và xử lý trang thiết bị y tế bị thu hồi số lưu hành; sửa đổi quy định về xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất trang thiết bị y tế; sửa đổi quy định để giải quyết vướng mắc bất cập từ thực tiễn về kê khai giá.

Nghị quyết 03 cũng ra đời kịp thời đã giải quyết các vấn đề liên quan tới thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất theo kết quả lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu; hướng dẫn xác định giá gói thầu; việc sử dụng trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hoàn thành sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Khó khăn trước mắt đã được tháo gỡ, tuy nhiên nhiều đơn vị cũng băn khoăn về việc những hướng dẫn trong Nghị quyết 30 chỉ mang tính tạm thời, nếu sau này thanh tra, kiểm toán thì có được chấp nhận hay không. Các đơn vị cũng đề nghị cần triển khai Nghị quyết 30 tới các ngành khác để về sau không gây khó cho các đơn vị của ngành y tế trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Theo đó để giải quyết căn cơ vấn đề thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế cũng cần khẩn trương sửa đổi Luật Đấu thầu; cần có những quy định riêng dành cho thuốc và trang thiết bị y tế với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Tuy nhiên, các biện pháp đã được triển khai những vẫn còn nhiều thuốc, vật tư cung ứng chậm. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng này là từ các nhà sản xuất, nhất là các loại thuốc nhập khẩu từ châu Âu do bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, sau khi trúng thầu, nhà thầu phải tiến hành thương lượng lại với nhà cung cấp về giá và tiến độ cung cấp.

Bên cạnh đó, một số thuốc có số đăng ký hết hạn vào ngày 31/12/2022, mới được gia hạn, đã bắt đầu được đặt hàng sản xuất từ tháng 2/2023 vẫn cần có thêm thời gian thực hiện các thủ tục nhập hàng và giao hàng. Việc gia hạn nhiều lần đóng mở thầu, kéo dài quá trình lựa chọn nhà thầu nên nhà thầu không dự trữ nhiều hàng vì sản phẩm thuốc có hạn sử dụng; một số cơ sở y tế quá chậm chễ trong việc thanh toán công nợ với nhà thầu nên nhà thầu dừng cung ứng thuốc cho cơ sở y tế đó…

Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, Bộ Y tế đã đề nghị các nhà thầu trúng thầu khẩn trương rà soát, làm việc với nhà cung cấp đẩy nhanh tiến độ cung ứng các mặt hàng trúng thầu và cam kết đảm bảo cung ứng mặt hàng trúng thầu. Đồng thời, các đơn vị báo cáo Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia về số lượng tồn kho và tình hình sản xuất, cung ứng các mặt hàng trúng thầu; có trách nhiệm cung ứng thuốc thay thế cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng nếu có yêu cầu, không để thiếu thuốc cho nhu cầu khám, chữa bệnh của cơ sở y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cập nhật liên tục danh sách các nhà sản xuất, nhà thầu cung ứng thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để phục vụ cho công tác lựa chọn nhà thầu. Đồng thời giao Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thường xuyên kiểm tra, giám sát vi phạm của nhà thầu và báo cáo vi phạm nhà thầu gửi cấp có thẩm quyền giải quyết.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, những khó khăn, vướng mắc không thể giải quyết triệt để ngay mà giải quyết từng bước, Bộ Y tế sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến của đơn vị, cơ sở y tế về vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc… Với những vấn đề phát sinh thực tiễn, trong quá trình thực hiện, các bệnh viện cần có báo cáo và đề xuất ngay với Bộ Y tế. Lĩnh vực nào thuộc Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ sẽ giao các vụ, cục, đơn vị cùng phối hợp để tháo gỡ; với những vấn đề liên quan đến các bộ, ngành khác, Chính phủ, Bộ Y tế cùng phối hợp với các bộ tìm cách tháo gỡ và báo cáo lên Chính phủ để có hướng giải quyết.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

Một nghiên cứu của Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, những người nhiễm HIV có thể an toàn nhận thận hiến tặng từ những người hiến tạng nhiễm HIV đã chết. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi để được ghép tạng trên diện rộng, bất kể tình trạng HIV của bệnh nhân.

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top