ClockThứ Tư, 31/01/2018 05:21

Tự chủ tài chính ở các cơ sở y tế công lập: Cần cơ chế phù hợp từng đơn vị

TTH - Theo chủ trương của Chính phủ, từ cuối năm 2016 các cơ sở y tế ở Thừa Thiên Huế từng bước tự chủ tài chính để trả lương, chi thường xuyên, đầu tư cơ sở vật chất… Song với hướng đi này, nhiều cơ sở đang gặp khó khăn.

Hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giớiHơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017Lúng túng trong việc triển khai y tế tại cộng đồngBộ Y tế cảnh báo việc lạm dụng khám chữa bệnh bằng thiết bị xã hội hóaBộ trưởng Kim Tiến giải trình việc chi quỹ bảo hiểm y tế tăng vọt

BV Mắt Huế làm chủ các kỹ thuật mới trong khám điều trị các bệnh lý về mắt

Tự chủ để phát triển

Đến Bệnh viện (BV) Mắt Huế, dễ dàng nhận thấy sự đổi thay của một cơ sở y tế hạng II. Từ khu khám bệnh đến các phòng điều trị, phẫu thuật được đầu tư thiết bị y tế, lắp đặt điều hòa nhiệt độ, có hệ thống lọc nước uống tự động, wifi miễn phí. Bác Lê Văn Bốn (Thủy Châu, Hương Thủy) khám ở BV Mắt chia sẻ: “Dù mất ít thời gian chờ  đợi vào khám theo hệ thống phát số, gọi số tự động nhưng tôi hài lòng với cung cách phục vụ của y, bác sĩ, nhân viên ở đây. Họ nhẹ nhàng, chu đáo khiến chúng tôi có cảm giác được phục vụ”. Hiện, mỗi ngày BV đón khoảng 200-300 người đến khám, điều trị. So với những năm trước, bệnh nhân đến khám, điều trị tăng hơn 20-30%.

Theo bác sĩ CK II Phạm Minh Trường, Giám đốc BV Mắt Huế, đơn vị thực hiện phương án tự chủ tài chính từ đầu năm 2017 theo tinh thần Nghị định 16/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015, mạnh dạn xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Năm 2017,  doanh thu của đơn vị đạt gần 35 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2016. BV hiện “sống khỏe”, tự chủ trả lương cho 78 cán bộ và gần như đảm trách lo các khoản chi tiêu trong đơn vị.

Lãnh đạo BV Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế cho biết, thực hiện cơ chế tự chủ theo chủ trương của Chính phủ, từ năm 2016, đơn vị chú trọng đổi mới mọi mặt từ  nhân, vật lực đến cơ sở hạ tầng, dịch vụ đáp ứng yêu cầu, tiết kiệm chi tiêu, phát huy sự sáng tạo và biết bệnh nhân “cần gì” để ưu tiên phục vụ. BV cải tạo các phòng khám, phòng tập trị liệu, nhà ăn, nhà vệ sinh; lắp đặt quạt máy, tivi và bình nóng lạnh…ở các phòng điều trị nội trú; hỗ trợ các dịch vụ tiện ích trong khám và điều trị, hiện bệnh nhân đến BV ngày càng đông, tăng 30-40% so với những năm trước.

Phẫu thuật nhiều ca bệnh khó ở BV huyện Phú Vang

Xây dựng cơ chế hợp lý

Khảo sát các cơ sở y tế trên địa bàn cho thấy, phần lớn đều mong muốn thực hiện tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên để chủ động phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Tuy nhiên, không nhiều đơn vị làm được. Đơn cử như BV Đa khoa Chân Mây là đơn vị KCB tuyến tỉnh, không được khám thông tuyến nên việc thu hút bệnh nhân ngày càng giảm. Bình quân, mỗi ngày BV thu hút từ 60-70 lượt bệnh, điều trị nội trú khoảng 60 bệnh, chiếm khoảng 85% giường bệnh theo kế hoạch nên thu không đủ chi. Lãnh đạo BV này chia sẻ, gần 1 năm nay, đơn vị hoạt động phần lớn dựa vào ngân sách Nhà nước để trả lương cho cán bộ và các khoản chi tiêu khác.

Theo bác sĩ CK II Lê Đình Thao, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, khó nhất trong việc tự chủ tài chính là các trung tâm y tế huyện, thị xã. Do các TTYT hiện đang thực hiện 2 chức năng vừa KCB, vừa phòng dịch nên gặp trở ngại khi nguồn thu từ viện phí phải “gánh” chi phí cho lĩnh vực dự phòng. Theo bác sĩ Thao, nếu giao cho TTYT huyện, thị xã tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên thì nên tách riêng 2 lĩnh vực. Lĩnh vực dự phòng tiếp tục được hưởng ngân sách, còn hoạt động KCB sẽ tiếp tục giải bài toán về tự chủ tài chính.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Nhật Nam, Giám đốc BV Phong Da liễu tỉnh  cho biết, thực hiện tự chủ ở các cơ sở y tế công lập hiện còn nhiều lúng túng. Chủ trương đã có, nhưng bộ ngành chức năng chưa có văn bản hướng dẫn rạch ròi để tạo “bộ khung” áp dụng một cách cụ thể, rõ ràng cho từng cơ sở y tế ở khu vực, đồng bằng, miền núi và các cơ sở đặc thù, như những BV chuyên khoa chuyên phục vụ cho bệnh nhân nghèo mắc các bệnh xã hội, như phong, da liễu, lao phổi…

Theo đại diện lãnh đạo Sở Y tế, đến thời điểm này, hầu các cơ sở y tế công lập đã tiếp cận triển khai phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 16/NĐ-CP. Tuy nhiên, không nhiều cơ sở y tế công lập trên địa bàn làm tốt vì vướng nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan về con người, cơ sở vật chất, mô hình hoạt động…

“Lộ trình của Bộ Y tế đến năm 2020, chủ trương trao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công lập là tất yếu. Hiện nay, ngành y tế Thừa Thiên Huế tiếp tục bám sát chủ trương của bộ ngành liên quan để rà soát năng lực, phân loại những đơn vị đủ điều kiện chuyển sang tự chủ một phần hay toàn phần…nhằm giảm gánh nặng nguồn ngân sách Nhà nước và tăng tính chủ động cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế nói.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top