ClockThứ Bảy, 13/01/2018 08:58

Hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2018 - 2019” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ.

Hơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017Lúng túng trong việc triển khai y tế tại cộng đồngBộ Y tế cảnh báo việc lạm dụng khám chữa bệnh bằng thiết bị xã hội hóaBộ trưởng Kim Tiến giải trình việc chi quỹ bảo hiểm y tế tăng vọtNhân lực y tế cho 5 chuyên ngành hiếm ở ĐBSCL đang thiếu trầm trọng

Mục tiêu dài hạn của Chương trình là góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết có hiệu quả các vấn đề ưu tiên của hệ thống y tế và thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2016 - 2025”.

Kết quả của Chương trình là tăng cường pháp chế và nhân lực, tài chính y tế, dược phẩm và các sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ y tế nhằm đạt được mục đích giảm chi tiêu từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi y tế và tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ.

Đồng thời tăng cường năng lực cốt lõi thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và sẵn sàng ứng phó với tình huống y tế công cộng khẩn cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ của WHO cho Việt Nam góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm, bao gồm HIV/AIDS và viêm gan, lao phổi, sốt rét và các bệnh do véc-tơ khác, các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin cũng như các bệnh không lây.

Cơ quan chủ quản của Chương trình là Bộ Y tế. Thời gian thực hiện từ 2018 - 2019.

Vốn ODA không hoàn lại của Chương trình là 21.104.164 USD, trong đó vốn có sẵn là 11.923.015 USD, vốn sẽ vận động là 9.181.149 USD. Vốn đối ứng tiền mặt là 6,5 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế thực hiện rà soát, đảm bảo việc thực hiện Chương trình không trùng lặp với các dự án sử dụng vốn nước ngoài và vốn ngân sách nhà nước khác; phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Chương trình theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ODA.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top