ClockThứ Hai, 27/04/2020 15:01

Từng địa phương cần đưa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, phòng chống dịch phù hợp

Sáng 27/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo.

WHO và Anh chứng nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt NamBộ Y tế yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm Covid-19Chống dịch COVID-19: Cả nước chuyển sang giai đoạn mớiNgày thứ 6 liên tiếp Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-191 tỷ đồng được trao tặng cho đội ngũ cán bộ y tế tỉnh

Quang cảnh buổi họp trực tuyến. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Phối hợp hai phương pháp xét nghiệm để ra kết quả chính xác

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng dù đã 11 ngày Việt Nam chưa có ca nhiễm trong cộng đồng nhưng các bộ, ngành cần căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế để tiếp tục rà soát, bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch theo lĩnh vực quản lý. Các địa phương cần tham khảo kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, phòng, chống dịch phù hợp với các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn.

Cho ý kiến về công tác xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 thời gian tới, các ý kiến cho rằng hiện nay trên thế giới đang triển khai song song hai phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-CoV-2 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên nếu bệnh nhân xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì chắc chắc đã mắc COVID-19. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ). Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Nhưng phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm lẫn, bỏ sót. Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm kháng thể. Để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, cần phối hợp cả hai phương pháp trên, nhằm kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc bệnh.

Cả nước có 112 phòng xét nghiệm có năng lực phát hiện virus SARS-CoV-2

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Thời gian đầu, Việt Nam sử dụng nguồn sinh phẩm từ nước ngoài (Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Hoa Kỳ, Đức); sau đó đã phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài (sinh phẩm do Học viện Quân y phối hợp với công ty Việt Á chế tạo). Sinh phẩm này đã, đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2. Tính đến thời điểm này, đã có khoảng 212.000 mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm, phát hiện 270 trường hợp mắc COVID-19; tỷ lệ phát hiện dương tính khoảng 0,13%. Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm cao nhất thế giới.

Hiện, Việt Nam có 112 phòng xét nghiệm Realtime - PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó, 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày). Bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Tiến tới thay thế các sinh phẩm xét nghiệm nhanh của nước ngoài

Đối với phương pháp xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh), thời gian qua, ở Việt Nam mới có Hà Nội triển khai, sử dụng sinh phẩm của Hàn Quốc, do doanh nghiệp tài trợ để thực hiện phương pháp này. Thành phố đã xét nghiệm tổng số 18.450 mẫu, phát hiện 50 trường hợp dương tính nhưng sau khi thực hiện xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR thì tất cả các trường hợp đều cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, cũng phối hợp với một trường đại học của Nhật Bản để nghiên cứu, chế tạo thành công loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các loại sinh phẩm chẩn đoán nhanh được nhiều nước đang sử dụng. Đáng chú ý là sinh phẩm chẩn đoán nhanh của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến trung ương đến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể. Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm chẩn đoán nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện có thể xét nghiệm được do sử dụng hệ thống máy xét nghiệm sẵn có; độ an toàn cao (xét nghiệm qua mẫu máu). Đặc biệt độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm Việt Nam đạt khoảng 95%, trong khi nhiều sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%. Đánh giá ban đầu cho thấy, giá thành của sinh phẩm này rẻ hơn nhiều so với sinh phẩm nhập ngoại (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm);… Hiện tại Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm và đưa vào sản xuất hàng loạt.

Bộ Y tế khẳng định, sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế các loại sinh phẩm tương tự của nước ngoài. Đặc biệt là khi sinh phẩm này được công nhận, đưa vào sản xuất hàng loạt, nước ta có thể chủ động sử dụng cả hai phương pháp: PCR phát hiện gen virus và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể để chủ động sàng lọc, sớm phát hiện người mắc COVID-19.

Bảo đảm nhu cầu khẩu trang trong nước

Các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao tinh thần chủ động của các cơ sở nghiên cứu khoa học; thống nhất kiến nghị Chính phủ cho sử dụng thêm loại sinh phẩm này để tiến hành xét nghiệm nhanh, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Ban Chỉ đạo cũng đánh giá cao các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất máy thở hiện đại như Metran, Vingroup; khuyến khích các trường đại học phát triển những sản phẩm máy trợ thở đơn giản, vận hành hoàn toàn bằng hệ thống cơ khí để có thể trang bị đến tận y tế tuyến xã, ở vùng sâu, vùng xa…

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đã bảo đảm được các loại thuốc có thể dùng cho những phác đồ điều trị COVID-19; tự sản xuất được khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ; máy thở; làm chủ phương pháp xét nghiệm, sàng lọc, phát hiện người dương tính với SARS-CoV-2.

Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang phải thể hiện trách nhiệm vì cộng đồng, đất nước, cam kết trước khi xuất khẩu phải ưu tiên cho nhu cầu trong nước, bảo đảm chất lượng; các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Return to top