ClockThứ Năm, 25/08/2016 14:10

Ứng dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị liền xương

TTH - Sau khi làm luận án thạc sĩ tại vương Quốc Bỉ, được tiếp cận với nền y học tiên tiến, Ts. Bs. Lê Thừa Trung Hậu, Phó Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Bàn tay, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Phẫu thuật Tạo hình, BVTW Huế đã nghiên cứu đề tài khoa học Ứng dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị chậm liền xương.

Đến nay, những nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị liền xương của BS Hậu đã đạt những kết quả khả quan, mở ra cơ hội mới trong điều trị cho bệnh nhân bị gãy xương.

Có thể mô tả một cách khái quát phương pháp điều trị liền xương bằng ứng dụng tế bào gốc tủy xương như sau:

Một bệnh nhân nào đó không may mắn bị gãy xương, được lấy máu tủy xương cánh chậu với một tỷ lệ cần thiết. Lượng máu này được cô đặc để lấy tế bào gốc tạo xương. Sau đó lượng máu này được được bơm vào ổ gãy.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hành, đề tài khoa học Ứng dụng tế bào gốc tủy xương trong điều trị liền xương của BS. Hậu đã thực hiện trên 28 bệnh nhân thiếu xương nhiều (trên 1 cm). Sau khi bơm tế bào gốc (cô đặc), có 26 bệnh nhân liền xương trong vòng 3 tháng, 2 bệnh nhân chậm liền xương. Đề đối chứng, đề tài này thực hiện trên 12 bệnh nhân cũng thiếu xương nhiều (trên 1 cm) nhưng không bơm tế bào gốc (cô đặc). Kết quả, có 10 bệnh nhân liền xương tốt và có 2 bệnh nhân chậm liền xương. Đối với những bệnh nhân thiếu xương ít (dưới 1 cm), đề tài thực hiện trên 12 bệnh nhân, chỉ bơm tế bào gốc qua da, cả 12 bệnh nhân đều lành xương tốt.

Từ những nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu khoa học Ứng dụng tế bào gốc tủy xương của BS. Lê Thừa Trung Hậu rút ra kết luận: Đối với những bệnh nhân thiếu xương ít, can thiệp điều trị bằng phương pháp ứng dụng tế bào gốc trong điều trị gãy xương là rất tốt. Đối với những bệnh nhân thiếu xương nhiều, việc thực hiện phương pháp này sẽ hỗ trợ tốt cho liền xương, tỷ lệ liền xương cao, thời gian liền xương nhanh hơn.

Bác sĩ Lê Thừa Trung Hậu cho biết, trước khi thực hiện trên người, từ cuối năm 2013, đề tài đã thử nghiệm trên thỏ. Đề tài khoa học của bác sĩ Hậu đã đăng 3 bài báo trên các tạp chí quốc tế.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

TIN MỚI

Return to top