ClockThứ Năm, 25/01/2018 14:01
BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ:

“Xuống hạng” để phát triển

TTH - Sau nhiều năm lên hạng, Bệnh viện Giao thông Vận tải (BV GTVT) Huế, trực thuộc Cục Y tế Giao thông Vận tải bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, đành phải “nhìn lại” để tồn tại, phát triển.

Tại khoa Răng hàm mặt, BV GTVT Huế

Lên hạng gặp khó

Cuối năm 2013, BV GTVT được nâng từ hạng III lên hạng II. Đây là thời điểm được Cục Y tế GTVT tạo điều kiện hỗ trợ để BV phát triển, xây dựng thương hiệu thu hút bệnh nhân, hướng đến việc tự chủ về tài chính. Trong hoàn cảnh đó, BV GTVT được hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất để cải tạo các khoa, phòng chức năng, đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn đạt chuẩn hơn 8 tỷ đồng; mua sắm máy X quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm sinh hóa, máy phẫu thuật nội soi kỹ thuật số hơn 5 tỷ đồng. BV còn có điều kiện thu hút nhiều y, bác sĩ giỏi, nhiệt tình đảm nhiệm các khoa, phòng, có khả năng làm chủ các kỹ thuật cao, như phẫu thuật nội soi dạ dày, đại trực tràng, mổ trĩ bằng longo, mổ thai lần 2, lần 3… Thời gian đầu, bình quân mỗi ngày BV thu hút 500 - 600 lượt bệnh khám ngoại trú và điều trị nội trú từ 200-250 bệnh (gồm ngoại nội, phục hồi chức năng), công suất giường đạt 100%.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Chung, Phó Giám đốc BV GTVT Huế cho rằng, khi chuyển lên hạng II, đơn vị không còn là địa chỉ tiếp nhận khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm ban đầu, mà chỉ được nhận các trường hợp chuyển từ tuyến huyện lên. Lượng bệnh truyền thống KCB theo BHYT trước đó giảm dần qua hàng năm. Với mô hình BV hạng II tuyến tỉnh, đơn vị bộc lộ nhiều khó khăn vì nhân lực, vật lực hạn chế. Trong khi đó BV nằm ở trung tâm TP. Huế, không thể cạnh tranh, mở các dịch y tế chất lượng cao thu hút bệnh nhân, như các đơn vị cùng hạng như BV Đại học Y Dược  Huế, BV Quân y 268, Cơ sở 2, BV Trung ương Huế… vốn có thương hiệu truyền thống.

Tính đến cuối năm 2017, lượng bệnh đến khám ngoại trú đã giảm hơn 41% so với trước năm 2015; trong đó, Khoa PHCN vốn thế mạnh của BV giảm gần 58%; sản khoa giảm 52%, lĩnh vực RHM giảm 51%. Không thu hút bệnh nhân, nhiều bác sĩ có chuyên môn lần lượt ra đi làm cho hoạt động KCB của BV rơi vào thế khó.

“Nhìn thẳng” để phát triển

BV GTVT Huế có 4 phòng chức năng và 11 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, với 140 cán bộ; trong đó, 91 biên chế và 49 hợp đồng. Trong số này có 25 bác sĩ, số còn lại y sĩ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, dược sĩ… BV có 130 giường theo kế hoạch; hiện bình quân mỗi ngày, BV thu hút 150 -170 lượt bệnh khám ngoại trú và điều trị nội trú 120 - 130 bệnh.

Khảo sát thực tế tại BV GTVT hiện nay, lượng bệnh vào ra không còn đông như trước. Khoa Khám bệnh, Phục hồi chức năng, Răng hàm mặt… lượng bệnh nhân chỉ lác đác. Tại Khoa Ngoại, cơ sở khang trang nhưng các phòng phẫu thuật cửa chốt then cài, dàn máy phẫu thuật nội soi được xem là của hiếm ở Thừa Thiên Huế phải trùm chăn vì vắng bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Chung cho biết, từ đầu năm 2017 BV GTVT đã “soi mình”, đề xuất và được ngành chủ quản và Sở Y tế Thừa Thiên Huế quyết định trở lại BV hạng III vào ngày 15/1/2018. “Trên cơ sở này, BV xây dựng kế hoạch phát triển, như tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; chú trọng cải cách hành chính, đổi mới phục vụ làm hài lòng bệnh nhân. Hiện nay, Ban lãnh đạo đơn vị có những cơ chế chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực chất lượng bổ khuyết vào các khoa, phòng vốn yếu và thiếu, tạo thương hiệu mới trong hoạt động KCB chăm sóc sức khỏe cho người dân ở Thừa Thiên Huế”-bác sĩ Chung chia sẻ.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

Một nghiên cứu của Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, những người nhiễm HIV có thể an toàn nhận thận hiến tặng từ những người hiến tạng nhiễm HIV đã chết. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi để được ghép tạng trên diện rộng, bất kể tình trạng HIV của bệnh nhân.

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

TIN MỚI

Return to top