ClockThứ Tư, 07/08/2019 07:33

2 tháng sau vụ cháy nhà thờ Đức Bà: Paris hạ nguy cơ ngộ độc chì

TTH.VN - Các quan chức Paris ngày 6/8 vừa tuyên bố hạ thấp nguy cơ ngộ độc chì xuất phát từ vụ cháy lớn đã phá hủy nhà thờ Đức Bà hồi tháng Tư vừa qua, với nhiều nghiên cứu liên tục cho thấy nồng độ kim loại độc hại khá cao đã lan đến vùng không khí xung quanh các ngôi trường gần đó.

Đóng cửa hai trường học do lo nồng độ chì từ Nhà thờ Đức Bà ParisKiến trúc sư Pháp lo sợ Nhà thờ Đức Bà sụp đổ do nắng nóngLo ngại nồng độ chì, các trường học gần nhà thờ Đức Bà Paris được yêu cầu dọn dẹpCơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức BàNhà thờ Đức Bà tổ chức thánh lễ đầu tiên sau hỏa hoạn

Nhà thờ Đức Bà sau trận hỏa hoạn hồi tháng Tư. Ảnh: CNA

“Tất cả các thử nghiệm của chúng tôi được triển khai trong bán kính 500m (1.640 feet) xung quanh nhà thờ Đức Bà đều âm tính, tức không có gì nguy hiểm”, Phó Thị trưởng Emmanuel Gregoire phát biểu với báo giới LCI khẳng định.

Được biết, hàng trăm tấn chì trên mái và tháp chuông nhà thờ đã tan chảy trong biển lửa ngày 15/4, gần như phá hủy kiệt tác Gothic, cùng lúc dẫn đến hậu quả giải phóng một lượng lớn hạt chì trên đường phố và các tòa nhà xung quanh.

Công tác xử lý hậu quả tại nhà thờ đã bị dừng lại vào ngày 25/7, sau khi các quan chức nhận thấy các biện pháp chống ô nhiễm vẫn không đủ để ngăn chặn tình trạng lây lan của chì. Dự kiến các hoạt động sẽ tiếp tục vào tuần tới.

Mới đây, thành phố đã thông báo kết quả của một đợt kiểm tra mới nhất tại các trường học và nhà trẻ trong khu vực. Trong đó, nồng độ chì đo được đạt dưới mức 70mg/m2, mức độ an toàn.

Đối với một số khu vực khác, Phó Thị trưởng Emmanuel Gregoire tuyên bố sẽ triển khai “làm sạch nghiêm ngặt” trước khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 và chỉ chào đón trẻ em đến trường nếu cơ quan y tế khu vực ARS chấp thuận.

Trước đó, vào ngày 5/6, kết quả khảo sát của ARS cho thấy nồng độ chì đạt đến 7.500 mg/m2 trên các cung đường cách nhà thờ Đức Bà 1km. Một khi các hạt chì vào ruột sẽ gây ra ảnh hưởng đến thần kinh và thận. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng với trẻ em nhỏ vì các em có khả năng ăn phải chì cao nhất do thói quen thường xuyên đưa tay vào miệng sau khi bất bẩn chạm vào các đồ vật bị ô nhiễm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp chạy đua để mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà vào năm 2024

Từ ngày 8/12/2023, các công nhân tại Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) - biểu tượng của Paris, có đúng một năm để hoàn thành việc khôi phục công trình theo phong cách gothic này để kịp mở cửa lại đúng dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nhà thờ.

Pháp chạy đua để mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà vào năm 2024
Ban tổ chức Thế vận hội Paris chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho lễ khai mạc

Chỉ còn 500 ngày nữa là đến lễ khai mạc chưa từng có, được lên kế hoạch cho Thế vận hội Paris 2024. Trong đó, buổi lễ hứa hẹn sẽ vừa ngoạn mục, vừa là một vấn đề đau đầu về an ninh, với sự sắp xếp và kế hoạch đảm bảo an toàn vẫn đang được các quan chức lưu tâm, nỗ lực lên kế hoạch thực hiện.

Ban tổ chức Thế vận hội Paris chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho lễ khai mạc
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS (27/1/1973 – 27/1/2023)
Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây

Tròn nửa thế kỷ trôi qua, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris vào ngày 27/1/1973 giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) và Việt Nam Cộng hòa, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam, nhằm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, tạo tiền đề để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình tại hội đàm Paris qua báo giới phương tây
Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris

Mùa xuân, tròn nửa thế kỷ trước - ngày 27/1/1973, quanh cái “bàn tròn” tại Paris, Thủ đô nước Pháp, đã diễn ra một sự kiện lớn xoay chuyển lịch sử Việt Nam, được cả thế giới quan tâm chào đón. Đó là nơi “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết sau 5 năm đàm phán gay go và quyết liệt giữa 4 bên...

Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris

TIN MỚI

Return to top