Thế giới

8 lý do Pháp nên giao tàu chiến Mistral cho Nga

ClockThứ Sáu, 07/08/2015 15:37
TTH.VN - Một nhóm công dân Pháp sống ở Nga, được gọi là "The Free Frenchmen" (Les Français Libres – tạm dịch là “Những người Pháp tự do”), đã đệ trình một thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ ở Paris ngăn chặn các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và theo đuổi đến cùng thỏa thuận Mistral, tờ Le Figaro – nhật báo lâu đời nhất tại Pháp vẫn còn tồn tại đến ngày nay cho biết.

Kiến nghị này đã được nhận được chữ ký ủng hộ của hơn 3.500 người. Mười thành viên quốc hội Pháp, một số trí thức và các nhà kinh tế Pháp cũng đồng tình với văn bản. Bản kiến ​​nghị nêu ra 8 lý do tại sao Pháp nên giao 2 tàu chở trực thăng lớp Mistral cho Nga vì lợi ích của chính đất nước mình.

Pháp và Nga huỷ hợp đồng mua bán tàu chở trực thăng lớp Mistral. Ảnh: Scoopnest.


1. Vì lợi ích của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp

Bản hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD được ký kết hồi tháng 6/2011 về việc Pháp đóng 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga cần phải được hoàn thành, nếu không Pháp có thể sẽ mất khoảng 1,3 tỷ USD tiền bồi thường. Các tàu này được trang bị điều hướng và hệ thống vũ khí có thể được sử dụng chỉ bởi Hạm đội Nga; do đó, sẽ không thể bán tàu sang các nước khác. DCNS và STX – các công ty Pháp chuyên về chế tạo hải quân và phòng thủ, là các doanh nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng của Pháp và làm suy yếu vị thế của các tập đoàn này thực sự là một tổn thất lớn. Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Pháp, một trong nơi tốt nhất trên thế giới, tờ Le Figaro cho biết.

2. Vì danh tiếng của Pháp

Pháp cần phải bảo vệ hình ảnh là nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy đã gây dựng được lâu nay. Bên cạnh Nga và Hoa Kỳ, Pháp gần như là quốc gia duy nhất có khả năng sản xuất hầu hết toàn bộ một loạt các vũ khí quân sự trên bộ, trên biển và trên không. Mục tiêu chính của Washington là không làm hại Nga, nhưng có thể sẽ loại bỏ sự cạnh tranh của Pháp (trong lĩnh vực buôn bán vũ khí). Việc từ chối giao 2 tàu Mistral cho Nga đã phá huỷ danh tiếng của Pháp - nước đã không đảm bảo được hợp đồng quân sự béo bở với Ấn Độ về việc cung cấp toàn bộ 126 máy bay chiến đấu Rafale, đơn kiến nghị cho biết.

3. Vì vị thế của Pháp

Pháp có một “di sản ngoại giao” quý giá. Trong quá khứ, Pháp là cường quốc đảm bảo trạng thái cân bằng và bảo tồn được các cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ, Nga và Đức. Pháp phải có hành động của riêng mình và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, hơn là phải làm theo lệnh từ các nước khác, các tác giả của bản kiến ​​nghị lập luận.

4. Vì bảo vệ công ăn việc làm

Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đang đánh mạnh chủ yếu vào Pháp và châu Âu. Vào tháng Giêng năm 2015, Hoa Kỳ đã ký kết một hợp đồng hàng tỷ USD mua động cơ tên lửa RD-181 của Nga, trong khi hãng chế tạo Trực thăng Bell của Mỹ đã hợp tác với Nhà máy hàng không dân dụng Ural của Nga để bắt đầu lắp ráp máy bay trực thăng của hãng này ngay ở Nga vào cuối năm nay để bán cho Nga. Trong khi đó, châu Âu sẽ mất 2 triệu việc làm và 100 tỷ euro giá trị sản xuất vì các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Tờ Le Figaro cho biết, trong quý đầu tiên của năm 2015, xuất khẩu của Pháp đã giảm 35%.

5. Vì lợi ích quốc gia của Pháp

Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 2 của Nga và do đó, những lợi ích đáng kể của Paris sẽ bị đe dọa nếu mối quan hệ này xấu đi. Hai bên đã ký kết một số hiệp định chiến lược trong lĩnh vực hàng không, phát triển hạt nhân và không gian. Pháp sẽ không có đủ khả năng chống đỡ nếu để mất vị trí đối tác đặc quyền này, bản kiến ​​nghị nhấn mạnh.

6. Vì tình hữu nghị giữa Pháp và Nga

Nếu không có Nga, châu Âu sẽ không bao giờ "hoàn thiện". Sẽ là một sai lầm rất lớn khi Pháp quay lưng lại với Nga, khi 2 quốc gia này đã có mối giao hảo trong 300 năm qua. Nga đóng một vai trò quan trọng trong Thế chiến II, giải phóng nước Pháp và châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít Đức. Theo tờ Le Figaro, Pháp không thể phá vỡ tình hữu nghị dài hàng thế kỷ với Nga do việc từ chối cung cấp 2 tàu Mistral.

7. Vì nền hòa bình ở châu Âu

Châu Âu nên đặt dấu chấm hết trong chơi trò chơi chính trị vô nghĩa trừng phạt và chống trừng phạt, và hướng tới việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Giải pháp duy nhất là khôi phục sự hợp tác giữa Ukraine, Nga và các nước châu Âu khác. Lục địa này không phải là một chiến trường, nơi mà mỗi quốc gia có vùng ảnh hưởng riêng. “Chúng ta cần phải xây dựng một châu Âu lớn mạnh hơn: Pháp nên khởi xướng kế hoạch này và trở thành người tiên phong tiêu chuẩn”, các tác giả cho biết.

8. Vì sự phát triển của Ukraine

Chỉ có một cách để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina - sử dụng đối thoại cởi mở và trung thực giữa các thành viên của “bộ tứ Normandie Quartet” (Pháp, Nga, Đức và Ukraine) dựa trên cơ sở các thỏa thuận hòa bình Minsk. Pháp nên chắc chắn Ukraine vẫn trung lập và không khiêu khích Nga bằng cách muốn trở thành một phần của NATO. Những tuyên bố như vậy chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và sẽ không dẫn đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuối cùng, chỉ có một hành động chung trên danh nghĩa của EU và Nga mới có thể giúp Ukraine vượt qua thảm họa kinh tế mà nước này đang bị sa lầy, bản kiến nghị nói.

Tuy nhiên thật không may, bản kiến nghị này đã đến quá muộn. Ngày 5/8 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đưa ra quyết định cuối cùng, hủy hợp đồng thương vụ Mistral, chấm dứt các cuộc đàm phán căng thẳng trong hơn 8 tháng qua kể từ khi Pháp quyết định ngừng chuyển giao tàu Mistral cho Nga, do mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik & Newsunited)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top