Thế giới

AANZFTA nâng cấp sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà xuất khẩu

ClockThứ Hai, 19/09/2022 15:03
Hiệp định AANZFTA nâng cấp được kỳ vọng sẽ đảm bảo sự điều chỉnh phù hợp theo những thay đổi về địa chính trị và môi trường thế giới, giúp các quốc gia thành viên tận dụng được những lợi thế mới.

ASEAN, New Zealand khẳng định phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh Biển Đông và khu vựcRCEP - tình hình và tương lai của hiệp địnhNew Zealand tìm kiếm thỏa thuận hàng không với ASEANĐộng lực mạnh mẽ để hoàn thiện hiệp định RCEPNew Zealand bổ sung chiến lược vì Hòa bình vào trọng tâm hợp tác ASEAN

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 54, Chủ tịch AEM-54 Pan Sorasak tiết lộ đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand, gọi tắt là AANZFTA đã hoàn tất, với kỳ vọng một hiệp định nâng cấp mới sẽ sớm được ký kết, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại giữa ASEAN và hai quốc gia lớn nhất châu Đại dương.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Australia Tim Ayres cho biết ông tin tưởng hiệp định AANZFTA nâng cấp sẽ đảm bảo sự điều chỉnh phù hợp theo những thay đổi về địa chính trị và môi trường thế giới, giúp các quốc gia thành viên tận dụng được những lợi thế mới.

Ông đánh giá ASEAN là một khu vực phát triển nhanh nhất trong lịch sử thế giới. Trong nhiều năm qua, ASEAN luôn đóng vai trò là tiếng nói quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác và cộng tác lớn hơn từ khu vực, cũng như góp phần tạo ra các liên kết thương mại mạnh mẽ hơn. Nhìn từ góc độ kinh tế, đây là khu vực tiềm năng dành cho các nhà xuất khẩu của Australia.

Ông Ayres dẫn chứng trong một thập kỷ vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Australia với ASEAN đã vượt Nhật Bản và Mỹ và hiện chỉ đứng sau Trung Quốc.

Các nhà thương mại của Australia luôn mong muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Đông Nam Á.

Một nguồn tin từ Australia cho biết những nâng cấp chính của Hiệp định dự kiến sẽ bao gồm một quy trình đơn giản hơn, để xác nhận xuất xứ hàng hóa và cải thiện các thỏa thuận thương mại điện tử.

AANZFTA được ký kết vào tháng 2/2009 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020. Đây là hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất mà ASEAN đã ký với các đối tác đối thoại và cũng là hiệp định phức tạp nhất xét theo các quy định kinh tế, đồng thời là hiệp định duy nhất có các cam kết ở cả 3 lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, không chỉ bao gồm nội dung về thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn bao gồm quy định về nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS), rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, đầu tư và các thủ tục đánh giá tiêu chuẩn, thủ tục hải quan, tự vệ, giải quyết tranh chấp, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ cùng với một số cam kết về hợp tác kinh tế.

Liên minh Thương mại Vận tải của Australia lưu ý rằng trong khuôn khổ các quy định đã thống nhất, AANZFTA tập trung vào ngăn chặn việc lạm dụng hiệp định, thay vì mở rộng việc sử dụng hiệp định.

Điều này làm cho AANZFTA không được khai thác hết tiềm năng vốn có. Do đó, việc nâng cấp hướng tới mục tiêu đảo ngược sự tập trung này là sự cần thiết.

Giám đốc một công ty chuyên về Luật Hải quan và Thương mại Toàn cầu của Australia, Russell Wiese, nói phạm vi ban đầu của AANZFTA dẫn đến việc nhiều loại hàng hóa vẫn bị đánh thuế do các hạn chế về xuất xứ, trong khi lẽ ra phải được miễn thuế để thúc đẩy thương mại.

Trong bối cảnh rất nhiều các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết, bao gồm cả các hiệp định đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), AANZFTA cần phải nhanh chóng được nâng cấp để giúp các công ty tận dụng lợi thế và kịp thời đưa ra các quyết định về chuỗi cung ứng dài hạn có lợi cho khu vực.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top