Thế giới

ASEAN – EU, các đối tác tự nhiên cho một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương toàn diện

ClockThứ Sáu, 25/02/2022 12:12
TTH.VN - Quan chức cấp cao Campuchia nhận xét, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) là những đối tác tự nhiên, góp phần thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở, toàn diện và dựa trên luật lệ.

EU-ABC kêu gọi kế hoạch giải quyết việc sử dụng nhựa trong ASEANHợp tác giữa ASEAN với EU tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vựcASEAN, EU thúc đẩy hợp tác và quốc tế hóa giáo dục đại học khu vựcEU và ASEAN là những đối tác quan trọng cả trong quá khứ và tương laiMỹ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Hình ảnh lãnh đạo các nước họp bàn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

“Quan hệ đối tác của chúng ta sẽ định hình tương lai của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó, hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng có thể được đảm bảo. Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN đang hướng đến việc tạo ra tài liệu để vận hành Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) và khu vực tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) để triển khai hợp tác thiết thực trong khuôn khổ này”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia – quốc gia hiện là Chủ tịch ASEAN năm 2022 Prak Sokhonn phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn của Diễn đàn Bộ trưởng Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương diễn ra tại Paris (Pháp) vừa qua cho hay.

Theo Phó Thủ tướng Prak Sokhonn, EU và các đối tác châu Âu cần đưa ra một phương án thay thế để giúp các nước trong khu vực Đông Nam Á mở rộng quyền tự chủ chiến lược của mình, đồng thời cũng cho biết thêm rằng khu vực nên tập trung vào các lĩnh vực hợp tác thiết thực, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau và quan tâm lẫn nhau.

“Chúng ta đang sống trong thời kỳ bất ổn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi trật tự quốc tế đã trải qua những chuyển đổi cơ bản do kết quả của sự chuyển dịch cán cân quyền lực, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc và sự suy giảm của chủ nghĩa đa phương”, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn cho biết thêm.

Trong bối cảnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Campuchia chỉ ra rằng, ASEAN đã và đang cố gắng duy trì sự cân bằng chiến lược thông qua việc thúc đẩy đoàn kết nội bộ và duy trì vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. ASEAN mong muốn khu vực Đông Nam Á là một khu vực hòa bình và ổn định thông qua việc tăng cường hơn nữa vị trí Trung tâm và Thống nhất của ASEAN. ASEAN chấp nhận tất cả các sáng kiến, miễn là chúng đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực thông qua hợp tác chứ không phải đối đầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top